9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp QL là một hệ thống cách giải quyết đa dạng, năng động trong các tình huống QL. Mỗi biện pháp đều có những vị trí, vai trị nhất định trong q trình QLGD nói chung và QL hoạt động GDĐĐ cho HS nói riêng. Tuy nhiên, khơng có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp đều có ưu điểm và những hạn chế nhất định. Đồng thời mỗi biện pháp QL phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Khi giải quyết một nhiệm vụ QL, người ta thường phải vận dụng và phối hợp nhiều biện pháp để giải quyết, phải tùy theo cơng việc, con người, điều kiện, hồn cảnh cụ thể mà lựa chọn và kết hợp các giải pháp QL thích hợp. Bởi vì các biện pháp QL hoạt động GDĐĐ ln có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau.
Trong các biện pháp trên:
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về vai trò của hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH
Biện pháp này có tính chất quan trọng, làm cho các thành viên nhà trường nhận thức rõ vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng tác giáo dục, rèn luyện đạo đức HS, xác định tư tưởng và định hướng hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH.
Biện pháp 2: Đổi mới nội dung GDĐĐ cho HS tại các trường TH
Biện pháp này giúp hình thành ở các em HS một thế giới quan sinh động, bắt kịp với sự phát triển của xã hội, giúp nhà trường tránh sự lạc hậu trong hoạt động GDĐĐ so với các trường khác.
Biện pháp 3: Tăng cường đa dạng hóa các hình thức GDĐĐ cho HS nhà trường theo hướng tích hợp và lồng ghép
Đây là biện pháp tạo nên tính thực tiễn trong các mơn học, đồng thời giúp HS dễ dàng tiếp thu các giá trị đạo đức thông qua các mơn học đó.
Biện pháp 4: Chú trọng sử dụng linh hoạt các phương pháp GDĐĐ cho HS ở các trường TH
Biện pháp này nhằm khơi gợi sự yêu thích, hứng khởi của HS tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và chính khóa để rèn luyện đạo đức
Biện pháp 5: Chủ động bồi dưỡng cho CBQL và GV về kỹ năng tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH
Biện pháp này mang tính hỗ trợ, giúp cho CBQL cũng như GV nhà trường nâng cao các kỹ năng tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS bên cạnh năng lực chuyên môn.
Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH
Biện pháp này giúp các trường tranh thủ được sự giúp đỡ về cả vật chất lẫn tinh thần của các lực lượng giáo dục tham gia hoạt động GDĐĐ cho HS
Biện pháp 7: Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường TH
Đây là biện pháp có tính then chốt, giúp nhà trường nhìn nhận lại hiệu quả hoạt động GDĐĐ cho HS, phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại trong công tác hoạt động GDĐĐ.
Các biện pháp nêu trên có tác động qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình QL. Việc thực hiện tốt giải pháp này sẽ là tiền đề để thực hiện có hiệu quả các giải pháp khác và ngược lại. Vì vậy, cần đảm bảo được tính đồng bộ trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp đã nêu tại các trường TH trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.