Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục quận Thanh Khê thành phố Đà

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 47 - 51)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục quận Thanh Khê thành phố Đà

- Trường TH Đồn Thị Điểm (phường Thanh Khê Đơng, quận Thanh Khê). - Trường TH Điện Biên Phủ (phường Chính Gián, quận Thanh Khê).

- Trường TH Nguyễn Trung Trực (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê). - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc (phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê). - Trường TH Lê Văn Tám (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê).

2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng

2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội

Quận Thanh Khê là quận nội thành, có vị trí cận trung tâm và phía Tây - Bắc thành phố Đà Nẵng, có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế văn hoá - xã hội và cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai do cận biển. Quận Thanh Khê gồm có 10 phường, bao gồm: An Khê, Chính Gián, Hịa Khê, Tam Thuận, Tân Chính, Thạc Giác, Thanh Khê Đơng, Thanh Khê Tây, Vĩnh Trung, Xuân Hà.

Quận Thanh Khê nằm ở vị trí tiếp nối các đầu mối giao thông quan trọng của thành phố Đà Nẵng, nối liền 2 đầu Bắc và Nam, đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và quốc tế bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không:

- Đường bộ: Đây là tuyến giao thơng quan trọng nhất của quận Thanh Khê vì gắn liền với việc vận tải hành khách, hàng hóa, đối nội và đối ngoại giao thông đi lại của đô thị. Mạng lưới giao thông quận Thanh Khê sau nhiều năm đầu tư mở rộng, nâng cấp và phát triển đến nay, đã tương đối hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của quận Thanh Khê.

- Đường sắt: Ga Đà Nẵng nằm trên địa bàn quận Thanh Khê, là ga trung tâm và là đầu mối giao thông đường sắt chính của thành phố Đà Nẵng. Ga Đà Nẵng ngoài chức năng vận tải hành khách và hàng hóa, cịn là nơi bảo trì, bảo dưỡng điều hành và thực hiện tác nghiệp kỹ thuật của ngành đường sắt. Diện tích của ga là 24 ha, hàng ngày khoảng 20 lượt tàu.

- Đường biển: Quận Thanh Khê có biển ở phía Bắc là biển chiều dài 4.287 km nhưng không có cảng biển nên chủ yếu các phương tiện tàu thuyền đánh cá của địa phương ra vào hoạt động đánh bắt thủy sản không tập trung.

- Đường hàng không: Sân bay Đà Nẵng nằm ở phía Tây Bắc của quận Thanh Khê, là sân bay dự bị cho Tân Sơn Nhất, Nội Bài trên các chuyến bay quốc tế đi đến Việt Nam. Sân bay là điểm trợ giúp QL điều hành bay, cung ứng dịch vụ không lưu cho các tuyến bay quốc tế Đông Tây qua Việt Nam.

Về mặt ranh giới:

- Phía Bắc: Giáp Vịnh Đà Nẵng với chiều dài bờ biển 4,3 km. - Phía Đông và Nam: Giáp quận Hải Châu (Trung tâm thành phố). - Phía Tây: Giáp Quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu.

Diện tích tự nhiên của Quận Thanh Khê là 929,88 ha, tăng 1,88 ha so với năm 2004 do thay đổi địa giới hành chính.

Quận Thanh Khê được tổ chức QL theo 2 cấp: cấp quận và cấp phường. Hiện nay cơ cấu tổ chức của quận gồm 10 phường.

Dân số trung bình hiện nay của quận Thanh Khê hơn 180.000 người. Mật độ bình quân 18.000 người/km2, nhưng việc phân bổ dân cư không đồng đều như phường An Khê có mật độ dân số hơn 8.574 người/km2, phường Hịa Khê có mật độ dân số hơn 9.351 người/km2, nhưng có nơi mật độ dân số rất cao như phường Tân Chính hơn 43.602 người/km2, phường Vĩnh Trung 36.099 người/km2.

Cơ cấu kinh tế của Quận Thanh Khê từ năm 1997 đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mậu dịch vụ. Với bước đầu đơ thị hóa và hội nhập quốc tế, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm hơn 46% đến 48%; công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 45%, ngành hải sản - nơng nghiệp chiếm hơn 11,6%. GDP tăng bình qn hàng năm 11,13%, cao hơn mức bình quân chung của thành phố.

2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo quận Thanh Khê

Ngành giáo dục trên địa bàn Quận Thanh Khê hiện nay gồm có 4 cấp học: Mầm non, TH, Trung học cơ sở trực thuộc Uỷ ban nhân dân quận Thanh Khê, Trung học phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo;

Tỉ lệ HS ra lớp ngày càng cao so với dân số độ tuổi. Do điều kiện chỉnh trang đô thị nên dân cư chưa ổn định, một bộ phận dân cư ven biển di dời dẫn theo một số trường khó khăn trong việc duy trì phát triển số lượng có thể dẫn đến sáp nhập trường.

- Về cơ sở vật chất

Phòng học tuy chưa 100% đủ để dạy ngày 2 buổi/ ngày, nhưng khơng có xảy ra tình trạng học ca 3, các trường học dần dần được kiên cố hố nhưng vẫn cịn nhiều cơ sở nhỏ lẻ, xuống cấp. Việc đầu tư xây dựng chưa đồng bộ, thiếu trang thiết bị. Thiếu phịng chức năng, phịng bộ mơn, thí nghiệm. Diện tích khn viên trường chật, hẹp; thiếu sân chơi, bãi tập, diện tích khơng đủ chuẩn qui định.

Từ năm học 1997 đến nay, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Khê chuyển biến phát triển không ngừng cả về qui mô và chất lượng đào tạo. Số HS TH và mầm non tăng nhanh hàng năm. Hệ thống giáo dục và mạng lưới trường lớp được điều chỉnh cấu trúc lại theo tinh thần nghị định 90/CP của Chính phủ về khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.

Đến đầu năm học 2021 - 2022, mạng lưới giáo dục trường phổ thơng trên địa bàn quận Thanh Khê gồm có 10 trường mầm non công, 16 trường mầm non tư thục, 24 nhóm lớp, 16 trường TH, 10 trường trung học cơ sở.

Giáo dục quận Thanh Khê đã thu hút tổng số HS TH: hơn 15.000 em. Khơng có trường ngồi cơng lập. Số trẻ 6 đến 11 tuổi đã huy động: đạt tỉ lệ 100%.

Thu hút tổng số HS trung học cơ sở: 10.000 em. Khơng có ngồi công lập. Số trẻ trong độ tuổi từ 11 đến 17 tuổi đã huy động: đạt tỉ lệ 100%.

Hệ thống trường học từ TH đến Trung học cơ sở các phường đã được đầu tư xây dựng đáp ứng đủ nhu cầu của địa phương ít nhất 01 trường trung học cơ sở trên 01 phường.

Trong 25 năm qua, thành phố và quận đã đã đầu tư bố trí quỹ đất dành cho giáo dục 42.110 m2 để đầu tư xây mới 01 trường trung học cơ sở, 05 trường TH. Tồn quận có hơn 850 phịng học. Đạt 100% phịng học cấp 1, 2, 3. Quận Thanh Khê là một trong những địa phương có nhiều trường đáp ứng đủ diện tích đất theo quy định của điều lệ nhà trường. Một số trường ở nội thành do quỹ đất khơng cịn, thành phố và quận đã có phương án di dời dân để bố trí đất cho trường học, đó là các trường TH Hà Huy Tập, Điện Biên Phủ, Hàm Nghi, trung học cơ sở Đỗ Đăng Tuyển. Từ năm 1998 đến nay khơng có phịng học tạm, ca ba hay phịng học tranh tre, nứa lá.

- Về nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ GV, nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo có đủ về số lượng và năng lực đảm nhận nhiệm vụ giảng dạy.

Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao và Quyết định số 20/2005/QĐ- BGDĐT ngày 24/6/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005 - 2010. Phịng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu và kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của ngành. Kết quả đạt được như sau:

Đẩy mạnh xã hội hóa ở giáo dục Mầm non, tạo điều kiện và tham mưu các cấp chính quyền địa phương thực hiện việc cấp phép cho các cơ sở giáo dục tư thục mở trường, mở lớp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với tất cả các cơ sở giáo dục Mầm non.

2.2.3. Tổng quan về giáo dục tiểu học

Hiện nay trên địa bàn quận 16/16 trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày và bán trú. Trong đó số trường có 100% HS học 2 buổi/ngày là 16/16 chiếm tỉ lệ: 100%, bao gồm các trường: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bế Văn Đàn, Lê Quang Sung, Huỳnh Ngọc Huệ, Đoàn Thị Điểm, Lê Văn Tám, Dũng Sĩ Thanh Khê, Nguyễn Trung Trực, Hà Huy Tập, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Cao Vân, Hàm Nghi, Nguyễn Bá Ngọc, Hoa Lư, Điện Biên Phủ, An Khê. Việc giảng dạy 2 buổi/ ngày và bán trú đã đi vào nền nếp. HS được học các lớp 2 buổi/ngày có điều kiện nắm vững kiến thức và kĩ năng thực hành các mơn học có hiệu quả hơn so với HS học 1 buổi/ngày.

Kinh phí thực hiện về xây dựng trường lớp hằng năm và kinh phí xã hội hóa giáo dục được Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân quận quan tâm đầu tư năm sau cao hơn năm trước.

- Kinh phí xây dựng trường lớp hơn 100 tỷ đồng.

- Ngồi ra các nguồn khác (học phí, bán trú, xây dựng cơ sở vật chất được các trường quan tâm).

Mạng lưới trường lớp cơ bản phát triển theo quy hoạch đã được duyệt. Từ năm học 1997-1998 đến nay, giáo dục TH quận Thanh Khê phát triển không ngừng cả về qui mô và chất lượng đào tạo. Năm học 2021-2022, mạng lưới giáo dục trên địa bàn quận Thanh Khê gồm có 16 trường TH.

Về cơ sở vật chất trường học tính đến 2021, tổng số phịng của 16 trường TH có 354 phịng học, 95 phòng làm việc, 51 phòng chức năng phục vụ dạy và học. Về cấp cơng trình chia ra: phịng kiên cố 495 phịng, trong đó có 349 phịng học; phịng cấp 4 có 5 phịng, trong đó có 5 phịng học. Trong số 16 trường TH có 4 trường có từ 1 đến 3 điểm trường.

Về trang thiết bị dạy và học, hiện nay có 7788 bộ bàn ghế, trong đó bàn ghế 2 chỗ ngồi rời hơn 1000 bộ, tập trung các trường chuẩn quốc gia. Số bảng từ chống loá trang bị đủ cho 354 phịng học. Ngồi ra, có 16/16 trường được trang bị phịng máy vi tính, mỗi trường có từ 40 đến 80 máy, sử dụng dạy tin học cho HS và soạn giảng giáo án cho GV.

Từ năm 1998 đến nay số phòng được xây dựng mới 374 phịng, xây dựng thay thế 334 phịng; trong đó có 1 trường TH An Khê thành lập mới.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại các trường tiểu học quận thanh khê thành phố đà nẵng (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)