9. Cấu trúc của đề tài
1.7. Một số đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của học sinh THPT
1.7.2. Những thay đổi về mặt tâm sinh lý xã hội của học sinh THPT
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi. Giai đoạn này tương ứng với thời kỳ đầu tuổi thanh niên, nên còn gọi là tuổi thanh niên học sinh, thanh niên mới lớn. Tuổi thanh niên học sinh là thời kỳ trưởng thành về mặt công dân, thời kỳ của tự xác định, của sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội, hình thành các phẩm chất tinh thần của người công dân.
Nhân cách của các em được hình thành dưới ảnh hưởng của một vị thế hoàn toàn mới trong tập thể, nhà trường, xã hội. Đến cuối tuổi học sinh trung học phổ thông, về cơ bản các em đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý, xã hội cần thiết cho cuộc sống tự lập, cho việc học tập tiếp theo trong các trường dạy nghề hoặc trong lao động sản xuất. Tuy nhiên học sinh trung học phổ thông chưa thể được coi là người lớn hoàn toàn. Trong các lập luận, đánh giá, quan điểm đối với cuộc sống, đối với tương lai của các em cịn nhiều dấu tích của tuổi thơ. Cuối tuổi học sinh trung học phổ thơng, nhiều em vẫn chưa có trách nhiệm với việc chọn nghề, chưa xác định rõ ràng mục đích cuộc sống, chưa sẵn sàng chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bản thân. Như vậy học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi nằm trong giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành với những đặc điểm vừa trẻ em, vừa người lớn nhưng những đặc điểm của người lớn đã chiếm ưu thế [11].
1.7.2.1. Sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT
Nhờ sự hồn thiện tích cực của hệ thần kinh và sự phát triển của hoạt động học tập, trí tuệ của học sinh THPT được phát triển một cách tồn diện. Tính chủ định được
phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức, hình thành khả năng điều khiển, điều chỉnh các quá trình tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý một cách có ý thức. Các em biết hướng những quá trình này phục vụ việc giải quyết những nhiệm vụ, những hoạt động nhất định.
Cảm giác, tri giác của học sinh đạt tới mức độ tinh nhạy của người lớn. Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt của những cảm giác nghe, nhìn, vận động…thấp. Năng lực cảm thụ âm nhạc, thể thao cũng phát triển mạnh. Tri giác có mục đích đạt tới trình độ phát triển rất cao. Quá trình quan sát của các em đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai và khơng tách khỏi tư duy ngơn ngữ, tuy vậy cũng khó có hiệu quả nếu không được sự hướng dẫn của giáo viên.
Ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong trí nhớ của học sinh THPT. Vai trị của ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng. Các em đã sử dụng tốt các phương pháp, thủ thuật ghi nhớ, đã tạo được thế phân hóa trong ghi nhớ, biết cái nào cần thuộc lòng từng câu từng chữ, cái nào chỉ cần hiểu, ý nào là ý chính.
Dưới ảnh hưởng của sự phát triển hệ thần kinh và hoạt động học tập tư duy của học sinh THPT có nhiều thay đổi. Khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng mang tính chất độc lập, sáng tạo phát triển mạnh. Các em có khả năng phán đốn lý luận và tự phân tích những vấn đề phức tạp của xã hội như chính trị, tơn giáo, đạo đức. Do phải giải quyết nhiều vụ phức tạp khi tiếp nhận những tri thức khoa học trừu tượng trong quá trình học tập nên các thao tác tư duy của học sinh được hoàn thiện. Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát, suy luận, chứng minh của các em mang tính logic chặt chẽ, nhất quán.
Tính phê phán cao, trước một vấn đề thanh niên học sinh không dễ chấp nhận một chiều. Các em chỉ chấp nhận những gì mà bản thân cho là hợp lý và hữu ích, độc lập lựa chọn những phương thức hành vi, hệ giá trị và những chuẩn mực theo quan điểm riêng của mình.
Sự phát triển tư duy cịn thể hiện qua hoạt động ngơn ngữ của các em. Kỹ năng đọc, lời nói độc thoại và lời nói viết của học sinh THPT phát triển mạnh. Các em có khả năng chuẩn bị, thực hiện những bài nói, lập luận, trình bày các ý tưởng, luận cứ các phán đốn khá logic. Lời nói viết phát triển theo hướng từ khả năng trình bày văn bản đến tự sáng tác theo chủ đề cho trước hay chủ đề tự do.
Nhiều nghiên cứu cho thấy học sinh THPT hồn tồn có điều kiện và khả năng đạt tới trình độ tư duy lý luận. Tuy nhiên, do những lý do khác nhau không phải mọi học sinh đều đạt được trình độ phát triển trí tuệ đặc trưng của lứa tuổi. Nhiều em vẫn chưa chú ý phát huy hết năng lực suy nghĩ của bản thân, suy xét theo cảm tính, kết luận vội vàng. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng của các nhà sư phạm phải chú ý để phát triển hoàn thiện khả năng nhận thức cho học sinh.
Cùng với các chức năng nhận thức, chú ý của học sinh THPT phát triển với chất lượng mới, đặc trưng là chú ý có chủ định. Các em có sự phân phối chú ý tốt rất tốt, có thể vừa nghe giảng, vừa ghi chép, vừa theo dõi câu trả lời của bạn, phân tích, nhận xét. Tính có lựa chọn và tính bền vững của chú ý cũng phát triển cao hơn hẳn so với các học sinh lớp dưới. Nhìn chung, trí tuệ của thanh niên học sinh đã đạt đến sự trưởng thành [11].
1.7.2.2. Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thơng
Đời sống tình cảm của học sinh THPT rất phong phú, đa dạng. Đây là lứa tuổi đặc trưng của sự phát triển các loại tình cảm cao cấp, đó là tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm chính trị - xã hội. Khả năng ý thức những tình cảm đang trải nghiệm cũng phát triển mạnh ở tuổi học sinh THPT. Các em vẫn giữ được tính trực tiếp và tính sống động của các phản ứng cảm xúc, nhưng các trạng thái cảm xúc đã trở nên bền vững hơn. Thanh niên học sinh đôi khi trải nghiệm những mâu thuẫn trong lĩnh vực cảm xúc, sự đấu tranh giữa những tình cảm khác nhau, đối lập nhau và khơng phải bao giờ tình cảm cấp cao cũng thắng thế. Do đó, thanh niên học sinh rất cần nâng đỡ tinh thần của người lớn.
Tình bạn của tuổi thanh niên mang tính xúc cảm cao, khơng chỉ sự gần gũi quyến luyến cảm xúc mà còn cả khả năng đồng cảm. Các em coi tình bạn là những quan hệ quan trọng nhất của con người, lý tưởng hóa tình bạn, nghĩ về bạn giống với điều mình mong muốn ở bạn hơn là thực tế. Tình bạn của các em bền vững, thường kéo dài trong suốt cuộc đời…
Tình yêu nam nữ là loại tình cảm rất đặc trưng cũng được xuất hiện ở lứa tuổi này. Dễ quan sát thấy những biểu hiện của sự phải lịng, thậm chí có thể xuất hiện những mối tình đầu đầy lãng mạn. Những biểu hiện của loại tình cảm này nhìn chung rất phức tạp và khơng đồng đều. Theo những nghiên cứu giới tính người ta thấy các em gái bộc lộ sớm hơn các em trai, ít lúng túng và cũng ít gặp những xung đột hơn. Sự khơng đồng đều cịn thể hiện ở chỗ trong khi một số em bộc lộ mạnh mẽ nhu cầu đối với người khác giới thì nhiều em khác vẫn thờ ơ dửng dưng như không. Điều này không chỉ phụ thuộc vào yếu tố trưởng thành về mặt sinh dục mà còn phụ thuộc vào kế hoạch đường đời của mỗi cá nhân và phụ thuộc vào điều kiện giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.
Một điều rất rõ mà thực tiễn và khoa học đã khẳng định là ở lứa tuổi này , sự chín muồi về sinh lý và tình dục sớm hơn sự trưởng thành về tâm lý, về xã hội và kinh nghiệm sống. Vì vậy, những điều kiện cần và đủ cho việc đi vào cuộc sống tình yêu trai gái ở lứa tuổi này chưa được hội tụ. Đó cũng là lý do chủ yếu để giải thích tại sao nhiều mối tình đầu ở giai đoạn này dễ bị tan vỡ, dễ trở thành bi kịch. Trong điều kiện gia đình, nhà trường, xã hội là những mơi trường lành mạnh, trong sáng thì những biểu hiện của tình yêu trai gái ban đầu của lứa tuổi học sinh THPT thường trở thành những kỷ niệm đẹp, một sự tập dượt nhẹ nhàng cho một mối tình đằm thắm, sâu sắc sau này trong cuộc sống
của họ. Trong giáo dục, khi thấy những biểu hiện tình yêu nam nữ ở tuổi học sinh THPT thầy cơ và cha mẹ phải có thái độ tế nhị, tơn trọng các em, giáo dục các em không để tình cảm đó ảnh hưởng đến học tập, nhưng cũng không gây cho các em những buồn phiền lo âu [11].