Cơ sở khoa học xây dựng chương trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu stress ở học sinh trung học phổ thông thành phố đà nẵng (Trang 80 - 83)

9. Cấu trúc của đề tài

3.2. Thực nghiệm biện pháp giảm thiểu stress cho học sinh THPT Thành phố Đà

3.2.1. Cơ sở khoa học xây dựng chương trình

3.2.1.1. Cơ sở lý luận

Thực nghiệm tâm lý sư phạm được xây dựng trên nền tảng lý luận về Stress đã được trình bày ở chương 1. Những cơ sở lý luận khoa học trên cho phép nhìn nhận stress là một hiện tượng tâm lý phức tạp, song vẫn có thể nhận biết, điều khiển được nếu học sinh thực sự tích cực trong việc nhìn nhận các tình huống gây stress và vận dụng được một số biện pháp phịng ngừa stress.

Trên cơ sở này, có nhiều biện pháp tác động được xây dựng như: xây dựng tình huống để người học tự giải quyết hoặc người học tự phân tích những tình huống đã trải qua để nhìn nhận, đánh giá lại những ảnh hưởng của các tình huống gây stress đến tâm lý của mình, tổ chức nghe nói chuyện và thảo luận các vấn đề về stress.

3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn

Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng của học sinh tại các trường THPT tại thành phố Đà Nẵng cho thấy:

Phần lớn số phiếu cho kết quả rằng học sinh THPT stress “tương đối nhiều”, chiếm 32 phiếu (64%); bên cạnh đó 13 phiếu (26%) cho câu trả lời “rất nhiều”; 4 phiếu (8%) cho rằng “ít xảy ra” và chỉ có 1 phiếu (2%) cho rằng “khơng có” stress ở HS THPT.

Điều này cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố gây stress ở THPT phản ánh khá rõ ràng.

Bảng 3.10. Mức độ nhận thức của học sinh THPT Nguyễn Thượng Hiền về Stress

Mức độ Lựa chọn

Khơng có 1 (2%)

Ít xảy ra 4 (8%)

Tương đối nhiều 32 (64%)

Rất nhiều 13 (26%)

Tuy rằng tỷ lệ nhận thức của các em về Stress học đường khá cao, các chỉ số về “Tương đối nhiều” và “Rất nhiều” chiếm tỉ lệ cao (90%) cho thấy phần lớn các em đã nhận thấy các vấn đề Stress đối với bản thân mình hoặc ở các bạn khác có tồn tại trong mơi trường học đường nhưng bên cạnh đó, tỷ lệ các em học sinh chọn “Khơng có” và “Ít xảy ra” chiếm 10%. Con số này khơng nhỏ để thấy rằng vẫn cịn số ít các em học sinh chưa được cập nhật kiến thức về Stress và các mức độ ảnh hưởng của Stress đến bản thân cũng như xã hội.

Có sự khác biệt về mức độ Stress của học sinh nam và học sinh nữ. Ở cả 2 nhóm: Stress trên mức độ bình thường và Stress ở mức độ cao thì ở học sinh nữ đều cao hơn học sinh nam. Số học sinh gặp phải tình trạng Stress trên mức bình thường chiếm 50%, trong đó số học sinh nam là 32 em, chiếm 30.5%; nữ là 37 em, chiếm 35.3%. Stress ở mức độ cao là 75% trong đó nam là 15 em - chiếm 14.3%, nữ 13 em - chiếm 12.4%. Số học sinh không bị stress là 36 em chiếm 34.3%. Không chỉ vấn đề Stress mà hầu hết các vấn đề về sức khỏe tinh thần đã được nghiên cứu và công bố trên thế giới, nữ giới chiếm tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Một trong những nguyên nhân của sự chênh lệch trên là vì các em học sinh nữ thường dậy thì trước các em học sinh nam, sự thay đổi hoocmon làm gia tăng các nguy cơ gây stress hơn. Các em nữ sớm có các lo lắng về các dự định tương lai hơn, sự phát triển về tình cảm của các em nữ cũng nhảy cảm hơn các em nam.

Bảng 3.11. Mức độ stress theo giới tính

Stress trên mức bình thường (>50%) Stress mức độ cao (>75%) Nam Phần trăm (%) Nữ Phần trăm (%) Nam Phần trăm (%) Nữ Phần trăm (%) 32 30.5 37 35.3 15 14.3 13 12.4

Về Mức độ Stress với học lực, trong nhóm học sinh Stress trên mức bình thường các em học sinh có lực học yếu chiếm 0%, trung bình 5.7%, khá 49.5% và giỏi là 10.5%. Nhóm học sinh Stress mức độ cao tương ứng là Yếu là 0%, trung bình 5.7%, Khá 18.1%

và giỏi là 2.9%. Chiếm tỉ lệ cao nhất là học sinh Khá (49,5%). Đa số các em trong độ tuổi THPT thường phải chịu áp lực chung về các vấn đề như việc học tập và định hướng nghề nghiệp. Đặc biết đối với các em có học lực Khá, Giỏi trở lên, việc hướng nghiệp cũng làm cho các em căng thẳng trong việc tập trung học các môn học theo định hướng nghề nghiệp; bên cạnh đó, các em cịn phải cân bằng thời gian để hồn thành các môn học khác, cùng với các sở thích cá nhân và các hoạt động bên ngoài. Dẫn đến nhiều học sinh Khá, Giỏi gặp tình trạng lo âu, stress.

Lý do mức Stress ở học sinh yếu và học sinh trung bình thấp nhất là do lực học yếu một phần xuất phát từ nhận thức của các em về việc học tập và định hướng nghề nghiệp. Bên cạnh đó khi học lực Yếu lại tác động lại làm cho các em có nhận thức chưa cao về tầm quan trọng trong việc học của mình, bởi vậy các em khơng có nhiều stress cũng như ít có động lực học tập. Do ít tập trung học hơn các em Khá, Giỏi; nên các em Yếu, TB cũng có nhiều thời gian giải trí, dành cho sở thích cá nhân và sinh hoạt thường ngày hơn. Từ đó mỗi mức độ học tập của các em tăng lên thì stress tăng theo.

Bảng 3.12. Mức độ Stress theo học lực

Stress trên mức bình thường (>50%)

Yếu % TB % Khá % Giỏi %

0 0 6 5.7 52 49.5 11 10.5

Stress mức độ cao (>75%)

Yếu % TB % Khá % Giỏi %

0 0 6 5.7 19 18.1 3 2.9

So sánh mức độ Stress với khối lớp ta thấy, ở học sinh lớp 10 tình trạng Stress gặp phải nhiều hơn hẳn so với HS lớp 12. Trong khi Stress trên mức bình thường ở Lớp 10 là 44.8% (47 em), mức độ cao lớp 10 là 18.1% (19 em); tương ứng lần lượt lớp 11 là 0% và 0% thì ở lớp 12 là 21% và 8.6%. Việc mức độ Stress tỷ lệ nghịch với khối lớp THPT là do hầu hết các em Lớp 10 đều gặp những khó khăn tâm lý lứa tuổi: trường lớp mới, thay đổi về phương pháp học tập và cách học, sự thay đổi về mối quan hệ bạn bè, thầy cơ; lại đa số trong độ tuổi dậy thì hoặc hậu dậy thì; cùng với áp lực định hướng nghề nghiệp và khối học – mâu thuẫn với việc gặp khó khăn trong nhận thức bản thân do đặc thù lứa tuổi. Khiến cho các em lo lắng, stress hơn các lớp lớn hơn. Ở khối lớp 11; 12, các em đã và đang xác định được mục tiêu học tập, nhiều em nhận thức được năng lực bản thân và sở thích, đam mê; các mối quan hệ xung quanh cũng đã ổn định, có những nhóm/người bạn phù hợp với mình nên giảm được các áp lực ban đầu.

Bảng 3.13. Mức độ Stress theo khối lớp

Stress trên mức bình thường (>50%)

Lớp 10 % Lớp 11 % Lớp 12 %

47 44.8 0 0 22 21

Stress mức độ cao (>75%)

Lớp 10 % Lớp 11 % Lớp 12 %

19 18.1 0 0 9 8.6

Những kết quả nghiên cứu thực trạng này góp phần định hướng cụ thể cho việc xây dựng các biện pháp tác động sư phạm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu stress ở học sinh trung học phổ thông thành phố đà nẵng (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)