9. Cấu trúc của đề tài
1.7. Một số đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của học sinh THPT
1.7.3. Sự phát triển tự ý thức
Tự ý thức của thanh niên học sinh đạt đến một chất lượng mới và có cấu trúc phức tạp bao gồm:
- Tự ý thức về tính đồng nhất của bản thân.
- Ý thức cái tơi của mình như một nhân tố tích cực, một nhân tố hoạt động. - Ý thức những thuộc tính, phẩm chất tâm lý của mình.
- Tự đánh giá về mặt đạo đức xã hội.
Sự phát triển tự ý thức của học sinh THPT gắn liền với nhu cầu ý thức và đánh giá những phẩm chất tâm lý – đạo đức của nhân cách mình từ góc độ những mục đích sống cụ thể, ước vọng trong tương lai (kỹ sư, thầy giáo, nhà kinh tế...). Đây là điểm khác biệt giữa tự ý thức của tuổi học sinh THPT và tự ý thức của học sinh THCS. Xuất phát từ vị trí, mối quan hệ phức tạp, các em phân tích đánh giá những hành vi, trải nghiệm của mình, đánh giá khả năng của mình phù hợp hay không phù hợp với những yêu cầu thực tiễn cuộc sống.
Tự ý thức của tuổi đầu thanh niên mang tính tồn diện, tổng thể, bắt đầu từ tự nhận thức những hành vi đến những phẩm chất đạo đức, tính cách, khả năng. Trong các phẩm chất nhân cách, trước tiên các em đánh giá từ những phẩm chất liên quan đến học tập, rồi thái độ đối với người khác, đối với bản thân, cuối cùng là những nét tính cách tổng hợp, thể hiện nhiều mặt của nhân cách.
Thanh niên học sinh không chỉ nhận thức rõ vẻ bề ngồi của mình mà cịn khám phá rõ đời sống nội tâm của mình, trên cơ sở đó ý thức được sự khác biệt của mình với người khác, sự độc đáo, duy nhất của mình. Sự ý thức được sự độc đáo, khác biệt của mình là tiền đề cho sự phát hiện mối liên hệ sâu xa và sự thống nhất của bản thân với những người xung quanh. Việc ý thức tính độc đáo về bản thân còn làm nảy sinh cảm ở các em cảm giác cô đơn. Cái tơi của thanh niên cịn chưa xác định, mờ nhạt phân tán, trong nhiều trường hợp được cảm nhận như một sự bất ổn, một sự trống rỗng từ bên trong cần được lấp đầy. Điều này thúc đẩy sự phát triển nhu cầu giao tiếp, tính chọn lọc trong giao tiếp và nhu cầu được cô độc.
Kỹ năng tự đánh giá của thanh niên học sinh tốt hơn thiếu niên. Nếu thiếu niên đánh giá bản thân từ góc độ hiện đại, trả lời câu hỏi “tơi là ai?”, thì thanh niên hướng vào hai câu hỏi “Tôi phải trở thành người như thế nào?” (sự lựa chọn đạo đức – nhân cách) và “Tôi sẽ thành ai?” (lựa chọn nghề nghiệp). Đối với thanh niên học sinh, khi
đánh giá các em thường dựa vào sự nhận thức của bản thân mình và sự đánh giá của bạn bè mà ít dựa vào ý kiến của người lớn. Các em thường so sánh mình với những người xung quanh đặc biệt là bạn bè, hoặc những kỳ vọng về bản thân và kết quả đạt được (dũng cảm nhận những nhiệm vụ khó khăn và cố gắng hồn thành).
Tuy nhiên vẫn cịn hiện tượng chưa chính xác. Có em thường đánh giá q cao bản thân mình so với thực tế trở nên tự cao, tự đại, kiêu ngạo coi thường người khác. Nhất là các em nam, ít khi chịu thừa nhận sự thất bại hay sự yếu kém của mình. Số khác lại tự đánh mình q thấp cho mình là thấp kém. Việc phân tích bản thân một cách có mục đích là dấu hiệu cần thiết của nhân cách đang trưởng thành, là tiền đề của sự tự giáo dục một cách có mục đích vì vây cần phải giúp đỡ một cách tế nhị để các em có được biểu tượng khách quan, đúng đắn về bản thân, không được phá vỡ hệ thống tự đánh giá của họ, vì như vậy sẽ làm cho các em không được tự vệ mà bị phụ thuộc.
Trên cơ sở tự ý thức, nhu cầu tự giáo dục của các em phát triển mạnh mẽ. Tự giáo dục của thanh niên không chỉ hướng vào khắc phục những nhược điểm, phát triển những phẩm chất tích cực riêng lẻ, mà cịn hướng vào việc hình thành nhân cách trọn vẹn phù hợp với các lý tưởng khái qt. Các em có khả năng xây dựng mục đích, xây dựng hình mẫu lý tưởng để rèn luyện theo. Từ đối tượng giáo dục, dần dần thanh niên học sinh đã trở thành chủ thể thực sự của sự tự giáo dục, biết cách khắc phục những khó khăn để đạt được mục tiêu đã xác định [11].