Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 54 - 55)

KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1.1.1.Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh thì kinh tế, chính trị cùng với văn hóa là những yếu tố có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau trong đó giữ vị trí hàng đầu và quyết định nhất chính là kinh tế. Những ngày đầu khi mới bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta đã phải đối diện với vơ vàn khó khăn và thách thức. Đứng trước tình hình đó, Hồ Chí Minh đã xác định rằng nhiệm vụ hiện tại của đất nước là “phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến” [49, tr.588].

Người cũng chỉ ra rằng trong nền kinh tế nước ta ở vào thời điểm đó đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau, bao gồm “kinh tế địa chủ phong kiến..., kinh tế quốc doanh có tính chất chủ nghĩa xã hội... Các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp có tính chất nửa chủ nghĩa xã hội... Kinh tế cá nhân... Kinh tế tư bản của tư nhân... Kinh tế tư bản quốc gia là nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do nhà nước lãnh đạo” [48, tr.221]. Trong số những thành phần kinh tế đó thì kinh tế quốc doanh chính là nền tảng và là sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Nghiên cứu và đề cập đến lĩnh vực kinh tế nhưng Hồ Chí Minh cũng khơng qn bàn về chính trị, theo Người, tương ứng với các thành phần kinh tế hiện có của đất nước là một chế độ chính trị nhất nguyên và một đảng lãnh đạo duy nhất chứ khơng phải là chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng.

Sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp cơng nhân đối với đất nước là duy nhất và không thay đổi. Trong nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa thì “tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân, tức là của các giai cấp công, nông, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Bốn giai cấp ấy do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy công nông liên minh làm nền tảng đoàn kết các giai cấp dân chủ và các dân tộc trong nước, để thực hành dân chủ chuyên chính” [48, tr.217]. Sớm nhận thức được giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau nên chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ được các chủ trương, chính sách kinh tế khơng chỉ có vai trị tác động trong lĩnh vực kinh tế mà nó cịn có sự ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực chính trị.

Người cho rằng các chính sách về kinh tế không chỉ đơn giản là các vấn đề về kinh tế mà nó cịn là các vấn đề thuộc về chính trị. Những chính sách kinh tế đó

sẽ củng cố và phát triển nhà nước cơng nơng, làm cho nhà nước đó ngày càng ổn định và vững mạnh đồng thời tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; nâng cao đời sống nhân dân. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh ln ln nhìn nhận và khẳng định sự độc lập tương đối cùng tính năng động sáng tạo và sự tác động trở lại mạnh mẽ của chính trị đối với kinh tế.

Theo Người, muốn tiến bộ thì nơng nghiệp cũng như mọi việc khác phải lấy chính trị làm đầu, tư tưởng phải thơng suốt từ trên xuống dưới, từ trong Đảng ra nhân dân. Do vậy, “để cải tạo xã hội một mặt phải cải tạo vật chất như tăng gia sản xuất, một mặt phải cải tạo tư tưởng. Nếu khơng có tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì khơng làm việc xã hội chủ nghĩa được”[49, tr.24]. Bên cạnh đó, Người cũng cho rằng cần phải nâng cao giác ngộ chính trị, giác ngộ về xã hội chủ nghĩa cho nhân dân đặc biệt là người nơng dân. Với Hồ Chí Minh thì cơng tác chính trị tư tưởng cũng đóng vai trị rất quan trọng, nó khơng chỉ giúp người dân giác ngộ mà từ đó cịn tạo động lực thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế. Có thể thấy, trong tư tưởng của Người mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ln được xem là mối quan hệ quan trọng cần được nhận thức và giải quyết tốt.

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 54 - 55)