Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 - 47)

Khi xuất hiện, quan điểm của chủ nghĩa Mác về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị đã trở thành quan điểm khoa học và đúng đắn nhất, khắc phục được những hạn chế của các nhà tư tưởng đi trước. Với lập trường duy vật và phương pháp khoa học C.Mác và Ph.Ăngghen đã dựa trên tiền đề xuất phát là “những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra” [4, tr.267] để chỉ ra rằng “người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”.

và một vài thức khác nữa” [7, tr.40]. Và để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản đó thì con người phải tiến hành hoạt động lao động sản xuất và cũng đồng thời là thực hiện hành vi lịch sử đầu tiên của mình. Thơng qua hoạt động lao động sản xuất con người không chỉ sản xuất ra của cải vật chất nhằm phục vụ cho nhu cầu của mình mà từ đó cịn tạo nên một đời sống xã hội phức tạp với nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau như chính trị, kinh tế, văn hố...

Theo C.Mác, tồn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực, trên đó xây dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị. Như vậy, nền tảng của đời sống xã hội là những quan hệ được hình thành từ chính hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất bao gồm quan hệ giữa con người và tự nhiên, quan hệ giữa con người và con người. Với thế giới quan và phương pháp khoa học thì chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng giữa kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế và chính trị đều là những lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội nên tất yếu giữa chúng tồn tại mối quan hệ mật thiết, làm tiền đề và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ biện chứng đó thì kinh tế giữ vai trị quyết định đối với chính trị và ngược lại chính trị có tính độc lập tương đối đồng thời có sự tác động trở lại đối với kinh tế.

Kinh tế là cái có trước; nó xuất hiện, tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của lồi người. Chính trị là cái có sau, ra đời khi có sự phân chia giai cấp trong xã hội và sự xuất hiện của nhà nước đầu tiên trong lịch sử. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp thì giai cấp nào nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì giai cấp đó sẽ trở thành giai cấp thống trị. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, kinh tế là yếu tố quyết định đối với chính trị và vai trị quyết định đó được thể hiện ra ở những đặc điểm sau: chính trị được hình thành trên cơ sở của kinh tế, sự biến đổi về kinh tế quy định sự biến đổi về chính trị, trình độ phát triển kinh tế quyết định trình độ phát triển về chính trị, cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu về chính trị như thế ấy, định hướng phát triển kinh tế sẽ quyết định định hướng phát triển chính trị.

Trước hết, kinh tế là cơ sở, là nguồn gốc hình thành nên chính trị. Sở dĩ có điều này là do chính trị là một lĩnh vực xã hội gắn liền với sự ra đời và tồn tại của giai cấp, nhà nước cũng như đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các chính đảng...mà tất cả những yếu tố này lại đều bắt nguồn từ nguyên nhân kinh tế. Thực tiễn lịch sử

cho thấy rằng trong hình thái kinh tế - xã hội cơng xã ngun thủy khi kinh tế còn lạc hậu và kém phát triển thì chưa từng tồn tại giai cấp, nhà nước và do đó chưa hề tồn tại chính trị.

Trong xã hội đó với nền kinh tế dựa trên cơng cụ lao động thô sơ, hoạt động sản xuất cịn mang tính thủ cơng thì con người chưa tạo ra được những sản phẩm dư thừa mà mới chỉ sản xuất đủ để tồn tại và duy trì nịi giống. Những sản phẩm mà họ sản xuất ra được chia đều cho tất cả mọi người do nền sản xuất của xã hội nguyên thủy được dựa trên chế độ cơng hữu. Chính những đặc điểm này đã khiến cho chế độ tư hữu chưa xuất hiện và do đó chưa xuất hiện giai cấp cũng như nhà nước.

Về sau, khi nhu cầu của con người ngày càng tăng thì buộc họ phải tăng năng suất lao động dựa trên việc chế tạo ra những công cụ lao động mới. Những công cụ lao động này đã tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và tạo ra nhiều sản phẩm dư thừa. Trong xã hội bắt đầu xuất hiện một số người chiếm đoạt số sản phẩm dư thừa đó làm của riêng và sự phân hóa giàu nghèo xuất hiện. Chế độ tư hữu dần dần hình thành thay thế cho chế độ cơng hữu về tư liệu sản xuất đã tồn tại trước đó trong xã hội nguyên thủy, trên cơ sở đó các giai cấp hình thành trong xã hội.

Từ sự phân tích trên, ta thấy rằng: sự ra đời, tồn tại cũng như sự diệt vong của các giai cấp trong các hình thái kinh tế - xã hội ln ln gắn liền với sự phát triển của sản xuất trong xã hội đó. Giai cấp chính là sản phẩm của những hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử. Nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện giai cấp là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, cịn ngun nhân sâu xa đó là do sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định nào đó - trình độ địi hỏi phải thiết lập một quan hệ sản xuất mà trong đó có quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Điều này cũng có nghĩa giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính chất lịch sử, nó ln ln vận động, biến đổi dưới sự tác động của kinh tế. Chính trị xuất hiện cùng với sự xuất hiện của giai cấp nên sự biến đổi của chính trị cũng phải đặt dưới sự tác động của kinh tế. Chính C.Mác cũng đã từng khẳng định: “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất” [15, tr.662] và Ph.Ăngghen cũng đã từng viết: “Trong mỗi chế độ xuất hiện trong lịch sử, sự phân phối sản phẩm, và cùng với sự phân phối ấy là sự phân chia

xã hội thành giai cấp hoặc đẳng cấp đều được quy định bởi tình hình người ta sản xuất ra cái gì và sản xuất ra bằng cách nào và những sản phẩm của sản xuất đó được trao đổi như thế nào” [12, tr.371].

Vì kinh tế quy định sự tồn tại và phát triển của các giai cấp cho nên nó cũng chính là cơ sở của những đối kháng giai cấp trong xã hội. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp thì giữa các giai cấp ln ln có sự mâu thuẫn, đối lập về những lợi ích căn bản mà tiêu biểu là sự mâu thuẫn, đối lập giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Giai cấp thống trị dùng mọi phương tiện và biện pháp để có thể chiếm đoạt lao động của các giai cấp khác đồng thời vơ vét, chiếm hữu của cải xã hội về cho giai cấp mình. Cịn các giai cấp, tầng lớp bị trị khác thì vừa bị bóc lột về lao động vừa bị áp bức về chính trị và tinh thần. Sự mâu thuẫn về lợi ích đã dẫn tới đối kháng giai cấp và khi mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm thì giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị sẽ diễn ra đấu tranh giai cấp.

Về thực chất các quan hệ giai cấp cũng như đấu tranh giai cấp là sự phản ánh các quan hệ về kinh tế, các mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế. Sự mâu thuẫn, đối kháng về lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế giữa các giai cấp chính là nguyên nhân làm nảy sinh đấu tranh giai cấp. Có thể nói những xung đột, đấu tranh giữa các giai cấp chính là những cuộc xung đột, đấu tranh vì lợi ích, vì kinh tế, nhằm làm thỏa mãn chúng.

Bên cạnh việc là nguyên nhân, nguồn gốc hình thành nên giai cấp, đấu tranh giai cấp thì kinh tế cịn là ngun nhân hình thành nên chính đảng của các giai cấp cũng như cuộc đấu tranh giữa các chính đảng đó. Khi giai cấp ra đời thì tất yếu cần đến một chính đảng để lãnh đạo giai cấp đó trong cuộc đấu tranh chống lại các giai cấp đối lập, đồng thời đưa ra những tư tưởng cũng như mục đích, phương hướng hoạt động của giai cấp mình.

Vì giữa các giai cấp có sự xung đột, đối kháng do vậy chính đảng của các giai cấp cũng có sự xung đột và đấu tranh lẫn nhau. Suy cho cùng nguyên nhân làm xuất hiện chính đảng của các giai cấp cũng như cuộc đấu tranh giữa các chính đảng đó khơng gì khác ngồi kinh tế bởi vì giữa các giai cấp mâu thuẫn về lợi ích trong đó lợi ích kinh tế là cốt yếu mới dẫn tới việc các giai cấp cần một chính đảng lãnh đạo đồng thời tiến hành cuộc đấu tranh đó.

Khơng chỉ là ngun nhân làm xuất hiện giai cấp mà kinh tế còn là nguyên nhân cho sự ra đời của nhà nước. Chế độ tư hữu cùng với sự xuất hiện của các giai cấp và sự phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện nhà nước mà đầu tiên là nhà nước chiếm hữu nơ lệ. Sự hình thành, tồn tại và phát triển của nhà nước luôn đi liền với những tiền đề về kinh tế, những tiền đề này tồn tại thì nhà nước tồn tại và khi những tiền đề này mất đi thì nhà nước cũng khơng cịn.

Kinh tế khơng chỉ là gốc, là cơ sở hình thành nên chính trị mà sự biến đổi của chính trị cũng do sự biến đổi của kinh tế quy định. Do đều là những bộ phận tiêu biểu, đại diện cho cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong xã hội nên mối quan hệ giữa hai yếu tố này ra sao thì mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cũng như vậy. Nếu như kiến trúc thượng tầng bị quy định bởi cơ sở hạ tầng thì ở đây chính trị cũng là một sản phẩm của kinh tế, phụ thuộc và phản ánh những quan hệ kinh tế đồng thời do quan hệ kinh tế quyết định. Chính trị, chế độ chính trị là do kinh tế, chế độ kinh tế quyết định.

Các quyền lực về chính trị cũng dựa trên một chức năng kinh tế - xã hội nhất định và lợi ích về vật chất chính là cái thúc đẩy những hành động về chính trị. Theo Ph.Ăngghen, những điều kiện kinh tế xét cho cùng quy định sự phát triển lịch sử... Sự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tơn giáo, văn học, nghệ thuật... đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Và khi cơ sở hạ tầng thay đổi, sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng sẽ thay đổi theo do vậy tương ứng sự biến đổi về kinh tế sẽ tạo nên sự biến đổi về chính trị.

C.Mác cho rằng: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì tồn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [9, tr.15]. Do vậy, chúng ta phải “tìm những nguyên nhân cuối cùng của tất cả những biến đổi xã hội và những đảo lộn chính trị khơng phải trong đầu óc người ta, khơng phải ở nhận thức ngày càng tăng thêm của người ta... mà là trong những biến đổi của phương thức sản xuất và phương thức trao đổi, cần phải tìm những ngun nhân đó khơng phải trong triết học mà là trong kinh tế của thời đại tương ứng” [12, tr.371]. Khi kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn chính trị cũng sẽ phải thay đổi theo tuy nhiên sự thay đổi này khơng phải diễn ra ngay lập tức mà có thể sẽ phải trải qua một thời gian dài.

chính trị chính là ở sự biến đổi về kinh tế. Các quan hệ, các lợi ích và những mâu thuẫn trong kinh tế được phản ánh trong các quan hệ về chính trị, các quan hệ giai cấp. Đằng sau những sự biến đổi của chính trị là sự thúc đẩy của các lợi ích về vật chất hay nói cách khác quyền lực chính trị được coi là những phương tiện nhằm thỏa mãn những lợi ích về kinh tế.

Khơng chỉ quy định sự ra đời, tồn tại và biến đổi của chính trị mà kinh tế cịn quy định trình độ phát triển của nó. Tương ứng với một trình độ phát triển nhất định về kinh tế thì sẽ có một trình độ phát triển nhất định về chính trị. Kinh tế là thước đo tính hợp lí của chính trị, khi kinh tế phát triển thì chính trị tiến bộ cịn khi kinh tế khủng hoảng thì chính trị chứa đựng nhiều bất cập và địi hỏi phải có sự thay đổi, điều chỉnh. Chính trị chỉ được coi là hợp lý, là tiến bộ khi nó hướng vào sự phát triển kinh tế và phục vụ cho kinh tế. Sự phát triển và sự phù hợp của chính trị đối với kinh tế được thể hiện qua sự phát triển của chính kinh tế do vậy nếu chúng ta khơng giải quyết đúng các quan hệ kinh tế, hài hịa được các lợi ích kinh tế và khơng thúc đẩy kinh tế phát triển thì chính trị cũng rất khó để phát triển.

Cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu thể chế chính trị cũng sẽ thích ứng như thế ấy. Mỗi một hình thái kinh tế - xã hội đều có cơ sở kinh tế của mình và một cơ cấu về chính trị tương ứng. Cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu chính trị sẽ như thế ấy. Nền kinh tế trong xã hội dựa trên nền tảng là chế độ tư hữu thì đều mang những đặc điểm như: tư liệu sản xuất và của cải xã hội nằm trong tay giai cấp thống trị, mối quan hệ giữa người và người là mối quan hệ giữa thống trị và bị trị... và tương ứng với cơ sở hạ tầng đó thì cơ cấu chính trị cũng được tổ chức và xây dựng nhằm phục vụ cho giai cấp cầm quyền trong xã hội.

Trong xã hội đó nhà nước được xem như là công cụ để thực thi quyền lực và củng cố, duy trì địa vị của giai cấp thống trị cũng như đảng cầm quyền của giai cấp này chống lại các giai cấp, tầng lớp khác. Hệ tư tưởng bao trùm trong xã hội là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong xã hội đó tồn tại sự mâu thuẫn và đấu tranh giữa giai cấp thống trị và các giai cấp, tầng lớp bị trị khác.

Chẳng hạn, trong xã hội tư bản thì giai cấp tư sản là giai cấp thống trị về kinh tế. Giai cấp này nắm giữ tư liệu sản xuất trong tay đồng thời thực hiện việc chiếm đoạt lao động của các giai cấp, tầng lớp khác. Tương ứng với sơ sở kinh tế đó thì cơ

cấu về chính trị trong xã hội là: nhà nước tư sản với nền dân chủ tư sản cùng với các nghị viện, các chính đảng... tất cả những yếu tố này đều là cơng cụ nhằm duy trì quyền lực cho giai cấp tư sản. Cịn với xã hội có nền kinh tế dựa trên chế độ cơng hữu tức tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên trong cộng đồng, quan hệ giữa người với người là quan hệ bình đẳng, hợp tác...

Tương ứng với cơ sở kinh tế đó thì cơ cấu chính trị của xã hội sẽ được xây dựng nhằm bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của tồn thể nhân dân, trong xã hội không tồn tại

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 36 - 47)