Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 55 - 58)

KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1.1.2.Quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị

Ở nước ta, đổi mới là con đường tất yếu khách quan và hợp quy luật. Trong qúa trình đổi mới đó, một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng mà Đảng ta rút ra đó là phải biết kết hợp, giải quyết đúng đắn ngay từ đầu mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Việc giải quyết mối quan hệ này ra sao sẽ góp phần quyết định vào thành cơng của q trình đổi mới đất nước. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chính trị trung tâm của chúng ta là xây dựng và phát triển kinh tế vì nếu khơng có một cơ sở kinh tế vững chắc thì khơng thể giữ vững được chính quyền đồng thời khơng thể đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chính vì lẽ đó, trong giai đoạn này ở nước ta nhiệm vụ chính trị lớn nhất là xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Vì thế, khi giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị thì khơng thể tách rời đổi mới kinh tế ra khỏi đổi mới chính trị và cũng khơng thể đổi mới kinh tế trước rồi sau đó mới đổi mới chính trị mà phải tiến hành đổi mới chúng cùng một lúc trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Ý thức được điều đó, ngay từ những ngày đầu thực hiện công cuộc đổi mới

Đảng và nhà nước ta đã xác định: “Đổi mới tồn diện, đồng bộ và triệt để” trong đó tập trung trước hết vào nhiệm vụ đổi mới kinh tế đồng thời thực hiện đổi mới từng bước về chính trị.

Đảng chủ trương lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm vì chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội khi chưa trải qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, do vậy, cơ sở vật chất của đất nước còn rất thiếu thốn, nghèo nàn và lạc hậu. Đảng đã chỉ ra rằng: “về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quan trọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị” [23, tr.54].

Như vậy, Đảng chủ trương tập trung trước hết vào nhiệm vụ kinh tế nhằm khắc phục những khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết nhằm giữ vững sự ổn định về chính trị. Đổi mới kinh tế sẽ làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần củng cố và phát triển niềm tin của nhân dân vào Đảng, nhà nước cũng như con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đổi mới về kinh tế còn là tiền đề, điều kiện cho việc tiến hành tốt cơng cuộc đổi mới về chính trị vốn rất phức tạp và nhạy cảm ở nước ta. Bên cạnh đó, Đảng cũng nhấn mạnh “Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị” [23, tr.54]. Đổi mới về chính trị sẽ giúp chúng ta hạn chế được những sai sót, tạo mơi trường thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới về kinh tế. Nhờ sự ổn định về chính trị - xã hội mà việc thực hiện đổi mới về kinh tế mới có thể tiến hành nhanh chóng. Đổi mới về chính trị trước hết là đổi mới về tư duy chính trị.

Tư duy chính trị ở đây là những quan điểm chính trị của Đảng về những vấn đề thuộc lĩnh vực chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại. Đổi mới tư duy chính trị chính là trên cơ sở mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội để điều chỉnh các quan điểm cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế, nhằm phát huy sức mạnh dân tộc và thời đại để thực hiện thành công Cương lĩnh xây dựng đất nước. Trong đổi mới chính trị, bên cạnh việc đổi mới tư duy chính trị thì phải từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Sở dĩ có điều đó là vì trong quá trình đổi mới một cách toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đổi mới được thực hiện

thông qua sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, trở thành nhân tố định hướng cho sự phát triển của kinh tế cũng như toàn bộ đời sống xã hội.

Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước có vai trị hết sức to lớn và có ý nghĩa quyết định trong việc bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới chính trị tiến hành đồng thời với đổi mới kinh tế nhưng phải được tiến hành từng bước vì chính trị là lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phức tạp, có ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đổi mới chính trị khơng thể thực hiện một cách nóng vội mà phải được tiến hành vững chắc từng bước, đồng thời với đổi mới kinh tế.

Đảng đã chỉ rõ: “việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn” [23, tr.54]. Nếu chúng ta tiến hành đổi mới khi chưa chuẩn bị các tiền đề cần thiết thì sẽ dẫn đến tình trạng mất ổn định về chính trị từ đó làm cho tồn bộ cơng cuộc đổi mới gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, “khơng vì vậy mà tiến hành chậm trễ đổi mới hệ thống chính trị, nhất là về tổ chức bộ máy và cán bộ, mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước và các đồn thể nhân dân, bởi đó là điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và thực hiện dân chủ” [23, tr.54].

Đổi mới chính trị khơng có nghĩa là “đổi màu”, là từ bỏ mục tiêu xã hội chủ nghĩa, từ bỏ bản chất giai cấp cơng nhân của Đảng mà ngược lại, q trình đổi mới chính trị phải góp phần tăng cường sức mạnh, tính hiệu quả của hệ thống chính trị, tạo cơ sở vững chắc để hoàn thành mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trong quá trình đổi mới “kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính ngun tắc số một của Đảng ta” [23, tr.127]. Đảng chỉ rõ: “Thực chất của việc đổi mới và kiện tồn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nó vừa là một mục tiêu vừa là một động lực của cơng cuộc đổi mới xã hội ta” [23, tr.125]. Có thể nói cơng cuộc đổi mới ở nước ta diễn ra trên nhiều lĩnh vực trong đó đổi mới kinh tế có vai trị tạo cơ sở vững chắc cho đổi mới chính trị và đổi mới trên các lĩnh vực khác, ngược lại, đổi mới chính trị sẽ là động lực thúc đẩy sự đổi mới kinh tế.

Sự kết hợp đồng thời giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị sẽ tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong q trình đổi mới đất nước hiện nay. Đây là một chủ trương đúng của Đảng, nó vừa bảo đảm khơng gây nên

những đảo lộn làm mất cân bằng đời sống xã hội lại vừa giữ vững được sự ổn định về chính trị - tiền đề quan trọng cho sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 55 - 58)