Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 96 - 103)

KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.3.3.Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Thứ nhất, đổi mới, nâng cao công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tư duy lý luận cho cán bộ và quần chúng nhân dân về thực chất cũng như tầm quan trọng của mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Cần tuyên truyền làm cho cán bộ, Đảng viên cũng như nhân dân hiểu rõ cơ sở lý luận của việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, làm rõ vai trị của kinh tế đối với chính trị cũng như sự tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần làm cho cán bộ cũng như nhân dân hiểu rõ về vai trị, vị trí; những vướng mắc, bất cập cùng với nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quá trình giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở nước ta hiện nay. Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là một trong những mối quan hệ cơ bản trong quá trình đổi mới của đất nước, vì thế, nhận thức đúng sẽ giúp chúng ta giải quyết thành công mối quan hệ này đồng thời thực hiện

thành công sự nghiệp đổi mới. Từ việc hiểu rõ, niềm tin của cán bộ và nhân dân với sự nghiệp đổi mới, với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước sẽ được củng cố và tăng cường. Chỉ có như vậy chúng ta mới tạo được sự đồng thuận, nhất trí trong tồn xã hội đối với sự nghiệp đổi mới nói chung, đổi mới kinh tế và chính trị nói riêng từ đó phát huy được sức mạnh của cộng đồng trong thực hiện đổi mới.

Thứ hai, đẩy mạnh việc tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn kết hợp với nghiên cứu, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Từ những ngày đầu lãnh đạo cách mạng cũng như khi tiến hành đổi mới, Đảng ta đã luôn luôn quan tâm, chú trọng hoạt động tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và công cuộc đổi mới ở nước ta. Nhờ đó, trình độ lý luận được nâng cao, nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và việc thực hiện đổi mới ngày càng sáng tỏ và hoàn thiện. Dưới ánh sáng của lý luận, sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Tuy nhiên, sự nghiệp đổi mới càng đi vào chiều sâu thì càng đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải giải quyết, thêm vào đó, tình hình đất nước và thế giới đã có những chuyển biến nhanh chóng và mạnh mẽ. Tư duy lý luận, nhận thức, trước bối cảnh đó, đã bộc lộ ra những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đất nước. Bởi vậy, việc tổng kết, rút kinh nghiệm từ thực tiễn kết hợp với tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận từ đó định hướng cho hoạt động thực tiễn ở nước ta hiện nay là điều hết sức cần thiết.

Thứ ba, cần có sự đầu tư chuẩn bị kĩ càng, thận trọng và sáng suốt

Đổi mới trong giai đoạn tới sẽ khó khăn, phức tạp và quyết liệt hơn giai đoạn trước rất nhiều do đó địi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, khơng được nóng vội chủ quan. Nếu chúng ta nóng vội, chủ quan, duy ý chí có thể làm cho đổi mới thất bại thậm chí gây đổ vỡ xã hội. Từng bước đi, từng lộ trình trong đổi mới phải được chuẩn bị một cách cẩn trọng, tỉnh táo và sáng suốt.

Từ trước đến nay, trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng, đổi mới đất nước, Đảng và nhà nước ta luôn luôn coi “dân là gốc”. Khối đại đoàn kết dân tộc với nền tảng là liên minh của giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân và đội ngũ trí thức được Đảng ta quan tâm, xây dựng và củng cố. Phát huy sức mạnh của toàn thể dân tộc sẽ tạo nên động lực, sức mạnh to lớn cho việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị nói riêng, thực hiện thành cơng sự nghiệp đổi mới và xây dựng phát triển đất nước nói chung.

Thứ năm, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo điều kiện vật chất và môi trường thuận lợi cho việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là công việc quan trọng nhất hiện nay nhằm đổi mới, phát triển kinh tế. Kinh tế quy định nội dung, kết cấu của chính trị đồng thời là cơ sở bảo đảm chắc chắn cho ổn định chính trị, do vậy, kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện và là nền tảng vững chắc để đổi mới chính trị diễn ra được thuận lợi. Phát triển kinh tế tạo cốt lõi vật chất cho việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, là cơ sở để giải quyết các vấn đề chính trị - xã hội trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đóng vai trị là động lực to lớn cho việc hoàn thiện một thiết chế nhà nước, tăng cường và củng cố dân chủ trong xã hội. Như vậy, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta.

Tiểu kết chương 2

Sau hơn 25 năm, công cuộc đổi mới đã tạo nên những đổi thay hết sức mạnh mẽ, giúp nước ta nhanh chóng thốt ra khỏi khủng hoảng và đạt được nhiều kết quả rực rỡ. Từ một nước nghèo, chậm phát triển thì nay Việt Nam đã trở thành một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tương đối cao. Nền kinh tế được phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đời sống người dân được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ đói nghèo giảm. Mơi trường chính trị - xã hội ổn định. Các lĩnh vực khác của đời sống xã hội cũng đạt được những bước tiến quan trọng.

Quan hệ giao lưu và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng được mở rộng. Vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay đất nước ta cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhưng sự tăng trưởng đó lại chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp. Tình trạng tham nhũng, hối lộ diễn ra ngày càng nhiều với mức độ tinh vi và phức tạp hơn. Trong xã hội, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, đời sống của một bộ phận nhân dân cịn rất khó khăn. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội..còn nhiều vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong xã hội.

Đứng trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới của đất nước. Trong Cương lĩnh, Đảng đã nêu rõ những mối quan hệ lớn phải đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết tốt nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Một trong những mối quan hệ lớn đó chính là mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đại hội XI đã khẳng định rõ: “đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để có thể thực hiện đổi mới kinh tế đi đơi với đổi mới về chính trị thì những định hướng phát triển rõ ràng, cụ thể đối với từng lĩnh vực đã được đề ra.

Đối với kinh tế, để giải quyết những vấn đề cịn tồn đọng thì trước mắt chúng ta tập trung vào việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mơ, đổi mới mơ hình pháp triển cùng với tái cơ cấu kinh tế và phát triển một nền kinh tế xanh, bền vững. Đối với chính trị, chúng ta tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh xây dựng và chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đối với việc kết hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, cần đổi mới kinh tế và chính trị theo chiều sâu đồng thời có trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá. Đổi mới kinh tế và chính trị phải có sự đồng bộ, hài hòa và hướng đến việc thực hiện mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội. Tương ứng với mỗi định hướng thì những nhiệm vụ và giải pháp cần thiết cũng được xác định nhằm thực hiện mục tiêu mà chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đảng và nhà nước đã đề ra.

KẾT LUẬN

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của một hình thái kinh tế - xã hội, chúng thống nhất biện chứng đồng thời tác động qua lại lẫn nhau trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trị quyết định đối với kiến trúc thượng tầng cịn kiến trúc thượng tầng cũng có sự tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Kinh tế là lĩnh vực đại diện cho cơ sở hạ tầng cịn chính trị là bộ phận tạo thành quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng chính là cơ sở để giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Quan điểm này của chủ nghĩa Mác - Lênin đã đặt nền móng cơ sở lý luận và phương pháp luận khoa học cho việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta hiện nay. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chính trị trung tâm của chúng ta là xây dựng và phát triển kinh tế vì nếu khơng có một cơ sở kinh tế vững chắc thì khơng thể giữ vững được chính quyền đồng thời khơng thể đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chính vì lẽ đó, trong giai đoạn này ở nước ta nhiệm vụ chính trị lớn nhất là xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Do đó, khi giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị thì khơng thể tách rời đổi mới kinh tế ra khỏi đổi mới chính trị và cũng khơng thể đổi mới kinh tế trước rồi mới đổi mới chính trị mà phải tiến hành đổi mới chúng cùng một lúc trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm. Ý thức được điều đó ngay từ những ngày đầu thực hiện cơng cuộc đổi mới Đảng và nhà nước ta đã xác định: “Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để” trong đó tập trung trước hết vào nhiệm vụ đổi mới kinh tế đồng thời thực hiện đổi mới từng bước về chính trị.

Để tạo đà phát triển cho đất nước trong giai đoạn hiện nay thì việc cấp bách trước mắt là phải đề ra những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị, kết hợp giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Những định hướng và giải pháp này sẽ là kim chỉ nam giúp cho đổi mới kinh tế và chính trị đi đúng hướng; thúc đẩy, tạo điều kiện cho quá trình đổi mới trên các lĩnh vực khác từ đó góp phần vào thành cơng chung của sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước ta. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ ra mục tiêu tổng quát khi kết thúc

thời kỳ quá độ là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội do đó trước mắt nhiệm vụ phát triển kinh tế vẫn là nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với đổi mới về kinh tế thì đổi mới về chính trị cũng được tiến hành một cách vững chắc. Sự đổi mới về kinh tế sẽ làm rõ hơn, tạo điều kiện cho chúng ta thực hiện tốt đổi mới về chính trị cịn đổi mới về chính trị, đến lượt mình lại lại trở thành nền tảng để đổi mới kinh tế diễn ra sâu rộng và đúng đắn hơn.

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 96 - 103)