Quan hệ giữa kinh tế và chính trị theo quan niệm của các nhà tư tưởng, các nhà triết học trước Mác

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 36)

các nhà triết học trước Mác

Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau của các học giả, các nhà tư tưởng cũng như của các trường phái về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Trước triết học Mác, các nhà nghiên cứu cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này nhưng họ lại chưa thấy được mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị. Phần lớn trong số họ đi tìm nguyên nhân của các sự biến đổi trong lịch sử ở lĩnh

vực tinh thần của đời sống xã hội như chính trị, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, tơn giáo, đạo đức... chứ khơng đi tìm chúng ở trong kinh tế. Với họ, động cơ tư tưởng là cái trực tiếp thúc đẩy mọi hoạt động của con người.

Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị được quan tâm và đề cập đến đầu tiên không phải bởi những nhà triết học mà bởi những nhà chính trị thời cổ đại. Nhờ ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ này nên những nhà chính trị lúc bấy giờ khơng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, tìm hiểu mà cịn vận dụng nó một cách hiệu quả vào thực tiễn cai trị. Một trong những nhà chính trị đầu tiên bàn đến mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị đó chính là Sơlơn.

Sơlơn (638 - 558 TCN) xuất thân trong một gia đình q tộc phá sản và ơng đã từng giữ chức thống chế của Aten. Trong thời gian cầm quyền của mình ơng đã thực hiện một cuộc cải cách được đánh giá là có tính chất cách mạng vào thời điểm lúc bấy giờ. Các chính sách được ơng đưa ra trong cuộc cải cách này như: xóa nợ, giải phóng những nơ lệ bị gán nợ, quy định mức ruộng đất tối đa mà mỗi cá nhân có thể chiếm hữu... đã làm cho cơ cấu chính trị của Aten lúc bấy giờ có những thay đổi theo hướng dân chủ.

Những cơ quan quyền lực công cộng được ông tổ chức theo nguyên tắc đại biểu của nhiều đẳng cấp trong đó bao gồm cả đẳng cấp thấp là đẳng cấp tá điền. Sơlơn chính là người đã mở đầu cho cuộc cách mạng trong chính trị bằng việc giải quyết những nhiệm vụ kinh tế mà trong đó trước tiên là vấn đề sở hữu. Đây có thể được xem là một trong những nhân tố đầu tiên góp phần hình thành nên quan điểm coi kinh tế là nền tảng và là nguồn gốc cho chính trị về sau này. Khơng chỉ có Sơ lôn mà ở Hy Lạp - La Mã thời cổ đại cịn có rất nhiều nhà triết học quan tâm và đề cập đến vấn đề này trong đó tiêu biểu có Đêmơcrit, Platơn...

Đêmơcrit (460 - 370 TCN) là một trong những nhà triết học duy vật lớn nhất thời kì cổ đại ở Hy Lạp - La Mã. Ơng cho rằng khơng thể tách chính trị ra khỏi tự nhiên (hay nói cách khác là khơng thể tách chính trị ra khỏi đời sống vật chất). Sở dĩ như vậy vì theo ơng chính trị và quản lý là kết quả của những nỗ lực của chính bản thân con người. Tuy nhiên hạn chế của Đêmơcrit là ở chỗ ơng chỉ nhìn thấy mối quan hệ đó ở bề ngồi chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu nó để có thể thấy được nguồn gốc tự nhiên đó.

Do vậy, ơng chưa đưa ra được quan niệm đầy đủ và chính xác về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Đối lập với chủ nghĩa duy vật Hy Lạp cổ đại là chủ nghĩa duy tâm với đại biểu lớn nhất chính là Platơn. Platôn (427 - 347 TCN) đại diện cho chủ nghĩa duy tâm khách quan và là người đầu tiên đã xây dựng được hồn chỉnh hệ thống của nó, đối lập lại với thế giới quan duy vật.

Chính vì lẽ đó, quan niệm của ơng về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị cũng mang đậm tư tưởng duy tâm khách quan. Trong các tác phẩm của mình Platơn đã đề xuất việc xây dựng một mơ hình nhà nước lí tưởng và theo ơng một trong những điều đầu tiên cần phải làm để có thể xây dựng thành cơng nhà nước đó chính là phải xóa bỏ được sở hữu tư nhân và phải thiết lập được sở hữu cộng đồng. Bởi vì theo ơng nguồn gốc của tội ác xã hội và phi nghĩa nằm trong sở hữu tư nhân và cũng chính sở hữu tư nhân đã hủy hoại tính chỉnh thể và thống nhất của nhà nước, làm cho con người chống đối lại nhau.

Theo ơng trong nhà nước lý tưởng đó có sự phân cơng sâu, rộng và hài hòa giữa các ngành nghề trong xã hội. Nhà nước đó phải được xây dựng và phát triển trên nền tảng của sản xuất vật chất. Như vậy Platôn đã bước đầu phát hiện ra giữa cơ sở kinh tế và nhà nước có mối liên hệ với nhau tuy nhiên do bị hạn chế bởi lập trường duy tâm khách quan nên ông đã chưa thấy được sự tác động biện chứng giữa chúng.

Theo ơng, trí tuệ và sự thơng thái mới chính là những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong nhà nước lý tưởng chứ không phải là cơ sở kinh tế. Ở đây, có thể thấy Platơn đã nhận thức được mối liên hệ giữa nhà nước với chế độ tư hữu, với cơ sở kinh tế tuy nhiên trong tư tưởng của ơng thì nhà nước lý tưởng vẫn chỉ được xây dựng dựa trên những chất liệu duy tâm khách quan, trên những quan niệm về linh hồn mà thôi.

Cũng giống như các nhà tư tưởng và triết học Hy Lạp - La Mã thì ở Trung Quốc thời cổ đại, kinh tế cùng chính trị và sự liên hệ giữa chúng cũng đã từng được lưu tâm và nhắc đến. Một trong những nhà triết học Trung Quốc đầu tiên bàn về vấn đề này đó chính là Mạnh Tử. Mạnh Tử (372 - 289 TCN) là một trong những người đã kế thừa xuất sắc tư tưởng của Khổng Tử thuộc trường phái Nho gia. Với ơng, nếu muốn thi hành chính trị theo “vương đạo và được lịng dân” thì một đấng qn vương trước hết phải chăm lo cuộc sống cho dân, “phải để cho nhân dân có tài sản riêng thì

họ mới có thể n tâm làm ăn (có hằng sản thì mới có hằng tâm)” [67, tr.35].

Muốn cho dân có hằng sản thì nhà vua khi phân chia đất đai cho dân cày cấy phải làm cho họ vừa có thể phụng dưỡng được cha mẹ lại vừa có thể ni được vợ con. Những năm được mùa thì no ấm cịn năm mất mùa thì khơng bị chết đói. Có thể nói, so với những nhà triết học cùng thời, Mạnh Tử là người có tư tưởng tiến bộ khi ông thừa nhận chế độ hằng sản của nền sản xuất nhỏ. Ngồi Mạnh Tử ra thì Tuân Tử (315 - 230 TCN) cũng là người từng đề cập, quan tâm đến các lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có chính trị và kinh tế.

Một trong những nguyên nhân gây nên sự rối loạn trật tự về chính trị theo ơng, do sản vật tự nhiên và của cải làm ra thì ít mà nhu cầu của con người thì lại vơ cùng, do vậy dẫn tới việc “tranh” và từ đó tạo nên “loạn” trong xã hội “Đục đa nhi vật quả, quả tất tranh”. Để có thể duy trì được trật tự chính trị một cách ổn định, tránh được “tranh” “loạn” thì Tn Tử cho rằng phải có những chính sách thúc đẩy, tăng cường sản xuất, tạo ra nhiều của cải, lấy sản xuất nông nghiệp làm cơ bản đồng thời phải biết thực hành tiết kiệm và có sự phân rõ ngành nghề trong xã hội. Bên cạnh đó theo ơng, phải hạn chế nhu cầu, dục vọng của con người bằng cách lấy lễ, nghĩa làm cơ sở, làm nguyên tắc để phân chia thứ bậc và duy trì trật tự xã hội.

Tuân Tử đã nhận thức được có mối liên hệ giữa kinh tế và chính trị, thấy được vai trò của người lao động và từ đó ơng đã đi đến nhận định rằng để giải quyết những nhiệm vụ chính trị thì khơng thể khơng sử dụng đến các biện pháp kinh tế; nhưng bên cạnh đó, ơng lại duy tâm khi cho rằng để duy trì trật tự xã hội thì phải có sự phân chia đẳng cấp trên dưới sang hèn.

Một trong những người đề cập đến vấn đề này ở thời kỳ cận đại là Môngtexkiơ. Môngtexkiơ là một nhà triết học lớn của triết học khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. Ông được coi là một trong những người đầu tiên nhận thức được vai trò quan trọng của sự phát triển kinh tế và sản xuất vật chất đối với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội lồi người trong đó bao gồm cả chính trị. Mơngtexkiơ cho rằng những hiện tượng xã hội và tự nhiên có sự thống nhất với nhau và đều tuân theo các quy luật nhất định.

thân xã hội chứ khơng phải áp đặt từ bên ngồi và các quy luật đó gắn bó chặt chẽ với các phương thức kiếm sống của các dân tộc khác nhau. Ông chia các quy luật chi phối sự phát triển của lịch sử xã hội lồi người thành hai dạng trong đó dạng thứ nhất là các quy luật tự nhiên mang bản chất sinh vật của con người như kiếm sống, tìm thức ăn... và thứ hai là các quy luật xã hội.

Xuất phát từ quan điểm đó ơng cho rằng “nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm cho mọi thành viên các phương tiện sinh tồn, thức ăn, quần áo - những thứ có lợi cho sức khỏe” [51, tr.439]. Mơngtexkiơ cũng nhấn mạnh rằng khi tự do chính trị được thiết lập thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, công nghiệp và buôn bán. Trong những chừng mực nhất định Môngtexkiơ đã thấy rằng giữa kinh tế và chính trị có sự liên hệ, ảnh hưởng tới nhau nhưng với sự hạn chế về lập trường cũng như về phương pháp đồng thời do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nên dù đã nhận thức được như vậy nhưng ông vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân thực sự chi phối các quy luật xã hội cũng như các hiện tượng lịch sử.

Xuất phát từ lập trường và phương pháp chưa đúng đắn đó nên ơng đã cho rằng các phương thức kiếm sống của các dân tộc có nguồn gốc từ mơi trường địa lý. Đây chính là một trong những hạn chế của ông khi nghiên cứu về các lĩnh vực của đời sống con người. Bên cạnh Mơngtexkiơ thì Rútxơ (1712 - 1778) cũng là một trong những nhà triết học lớn của triết học khai sáng Pháp. Theo Rútxô, mâu thuẫn giữa kẻ áp bức và người bị áp bức trong lĩnh vực chính trị là do mâu thuẫn giữa giàu và nghèo trong lĩnh vực kinh tế quy định.

Không chỉ như vậy Rútxơ cịn nhận thức được rằng nhà nước và pháp luật chính là những sản phẩm của chế độ tư hữu do đó sự phát triển kinh tế cùng với các hình thái sở hữu chính là nguồn gốc đẻ ra mọi thứ bất công trong xã hội nhưng đây cũng chính là cơ sở để xóa bỏ sự bất cơng đó. Theo ơng ở trạng thái tự nhiên của xã hội thì chưa có sự phân biệt đẳng cấp, chưa có sự khác biệt lớn về kinh tế hay các mặt khác trong đời sống giữa con người. Đây là thời kì con người sống bình đẳng và hạnh phúc.

Ở trạng thái cơng dân sự xuất hiện của sở hữu đã tạo nên sự khác biệt trong thu nhập của mọi người. Và chính điều đó đã tạo nên sự phân chia giàu nghèo trong xã hội, làm xuất hiện sự bất công và áp bức. Nhà nước lúc này trở thành công cụ

đàn áp nhân dân còn “khế ước xã hội” là phương tiện hợp pháp hoá sở hữu tư nhân và bất bình đẳng trong xã hội. Để có thể xóa bỏ sự bất cơng và có được sự bình đẳng ở những mức độ nhất định thì nhà nước phải có những chính sách và luật pháp nhằm hạn chế tư hữu thơng qua đó hạn chế nguồn gốc bất cơng trong xã hội là sự phân hóa giàu nghèo và sự bất công về tài sản.

Tuy nhiên cũng như những nhà triết học đứng trên lập trường tiểu tư sản khác thì khi giải thích về những vấn đề, những hiện tượng lịch sử ơng vẫn khơng thốt khỏi cái bóng của chủ nghĩa duy tâm. Dù cho rằng nhà nước và pháp luật là sản phẩm của chế độ tư hữu nhưng ông lại thừa nhận đạo đức và pháp luật là những yếu tố đóng vai trị quyết định đối với sự phát triển của xã hội.

Như vậy, những nhà triết học trước Mác mặc dù đã đi vào nghiên cứu, tìm hiểu nhưng họ lại chưa nhìn thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hai lĩnh vực kinh tế và chính trị. Do hạn chế bởi lập trường giai cấp cũng như sự kém phát triển của khoa học lúc bấy giờ cho nên hầu như tất cả những nhà chính trị cũng như những nhà tư tưởng trước Mác đều không dựa vào kinh tế mà đi tìm nguyên nhân của các hiện tượng lịch sử xã hội ở trong lĩnh vực tinh thần, tư tưởng.

Phần lớn họ đã đứng trên lập trường duy tâm để lý giải những vấn đề của lịch sử xã hội trong đó bao gồm cả chính trị. Sở dĩ có sai lầm đó là do thế giới quan cũng như phương pháp nghiên cứu của họ chưa thực sự đúng đắn và khoa học. Mặc dù vậy những tư tưởng đó vẫn đặt nên những nền móng đầu tiên để sau này quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ra đời.

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 31 - 36)