Định hướng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 77 - 78)

KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.2.3.Định hướng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

nước ta là hết sức cần thiết, nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới đất nước, tạo sự đồng bộ giữa kinh tế và chính trị. Trong đổi mới hệ thống chính trị thì việc tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn đồng thời nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng là định hướng căn bản và quan trọng nhất. Vì chỉ khi Đảng thật sự vững mạnh lúc đó nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội mới được củng cố và hoàn thiện.

2.2.3. Định hướng giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị chính trị

Thứ nhất, đổi mới kinh tế và chính trị trong giai đoạn mới phải diễn ra theo chiều sâu

Q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước đã thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đổi mới đồng thời tạo cơ hội cho đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị diễn ra sâu sắc và triệt để hơn. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị hiện nay phần nhiều mới chỉ dừng lại ở việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các khu vực kinh tế; thay thế cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp bằng cơ chế kinh tế thị trường, đổi mới tư duy chính trị và hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị...

Thực tiễn đời sống xã hội đang đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa và tập trung vào bề sâu trong đó có những vấn đề, những lĩnh vực mà từ trước đến nay chúng ta hầu như chưa đụng chạm đến nhiều như phân phối, cơ chế quản lý nền kinh tế, công bằng xã hội, cơ cấu bộ máy nhà nước...Những lĩnh vực này trực tiếp động đến nền tảng kinh tế và chính trị của tồn xã hội đồng thời động chạm đến lợi ích của một số cá nhân và một số nhóm người, do vậy, trong giai đoạn sắp tới cơng cuộc đổi mới ở nước ta sẽ khó khăn và phức tạp hơn trước rất nhiều.

Thứ hai, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phải có sự đồng bộ, hài hịa và tương thích

Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là hai q trình khơng thể tách rời nhau, chính trị khơng thể vượt xa khỏi kinh tế và kinh tế cũng không thể tách xa khỏi chính trị. Chính vì thế, phải tạo được sự nhịp nhàng, hài hịa và tương thích giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; đổi mới kinh tế đảm bảo cho đổi mới chính trị và

đổi mới chính trị làm nền tảng cho đổi mới kinh tế. Sự bất cập, thiếu đồng bộ sẽ làm cho đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị khơng đầy đủ và triệt để đồng thời gây kìm hãm, cản trở sự phát triển chung của công cuộc đổi mới. Trong giai đoạn tiếp theo, thực tiễn đang đòi hỏi phải đổi mới chính trị với tốc độ nhanh, tồn diện hơn để từ đó có thể tháo gỡ các rào cản làm cho kinh tế phát triển mạnh hơn.

Thứ ba, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phải có trọng tâm, trọng điểm và khâu đột phá

Các yếu tố, các bộ phận của kinh tế cũng như của chính trị có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau do vậy nếu khơng có sự phù hợp, đồng bộ với nhau thì đơi khi chúng lại cản trở, kìm hãm nhau trong q trình phát triển. Vì lẽ đó, đổi mới kinh tế hay chính trị cũng đều phải tiến hành một cách tồn diện và hài hịa. Tuy nhiên, trong q trình đổi mới đó cũng cần xác định trọng tâm, xác định những khâu đột phá vì chỉ khi đó mới thúc đẩy đổi mới phát triển. Đổi mới quá dàn trải sẽ gây lãng phí và khơng cần thiết từ đó dẫn đến hiệu quả đổi mới khơng cao. Trọng tâm của đổi mới kinh tế là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cịn đổi mới chính trị là nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng, mở rộng dân chủ.

Thứ tư, đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị phải nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội

Đổi mới cần tập trung vào việc giải quyết các vấn đề như cơng bằng, dân chủ... vì sự phát triển của kinh tế thị trường trong thời gian qua đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, nhiều mặt trái trong xã hội. Đổi mới là để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội nhanh hơn; làm cho nhân dân hạnh phúc và đầy đủ hơn; đất nước vững mạnh hơn; xã hội công bằng, dân chủ, văn minh hơn. Đây có thể xem là những thước đo đánh giá hiệu quả của đổi mới kinh tế và chính trị ở nước ta trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 77 - 78)