Giải pháp đổi mới kinh tế

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 78 - 88)

KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.3.1.Giải pháp đổi mới kinh tế

Giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

trường ở nước ta

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bên cạnh những mặt tích cực thì cũng tồn tại trong nó rất nhiều khuyết tật và hạn chế, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa là rất dễ xảy ra. Để khắc phục được những hạn chế và hướng nền kinh tế đi đúng hướng thì điều đầu tiên chúng ta cần làm tốt là nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải đi đơi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối theo lao động, hiệu quả kinh tế, mức đóng góp và thơng qua phúc lợi xã hội nhằm tạo sự công bằng. Phát huy quyền làm chủ, quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của nhân dân. Bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước nhằm định hướng sự phát triển, phát huy được những mặt tích cực cũng như hạn chế những mặt tiêu cực, mặt trái của kinh tế thị trường.

Thứ hai, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước

Đối với nền kinh tế thị trường thì sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước rất quan trọng, do đó, cần đổi mới tư duy kinh tế của Đảng và nhà nước sao cho phù hợp với tình hình mới trong nước và quốc tế. Nhà nước định hướng, tác động đến sự phát triển của kinh tế thị trường thơng qua các cơ chế, chính sách và các cơng cụ kinh tế trên cơ sở tơn trọng các ngun tắc của nó. Nhà nước khơng phó mặc cho thị trường tự điều tiết nhưng cũng không can thiệp một cách thô bạo, làm sai lệch các quan hệ thị trường.

Cần tách chức năng quản lý hành chính của Nhà nước khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường. Cần đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng và minh bạch giữa các chủ thể, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tiếp tục hồn thiện hệ thống chính sách tài chính, tiền tệ, điều tiết thu nhập nhằm bảo đảm tính ổn định và sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia.

Kinh tế thị trường chỉ hồn thiện khi các yếu tố của nó được hình thành đầy đủ, đồng bộ. Chính vì thế, chúng ta cần phát triển các loại thị trường mà trước mắt là phát triển đa dạng, hiện đại thị trường hàng hóa và dịch vụ. Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho thị trường hàng hóa và dịch vụ, xây dựng các khu trung tâm thương mại lớn. Tạo sự phát triển nhanh và toàn diện cho thị trường dịch vụ nhất là những dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao và giá trị gia tăng lớn.

Bên cạnh đó, cần phát triển vững chắc thị trường tài chính. Thúc đẩy mạnh hơn hoạt động của thị trường chứng khoán để thị trường này trở thành nơi huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Phát triển thị trường bất động sản, thực hiện công khai, minh bạch và tăng cường tính pháp lý trong quản lý đất đai. Khắc phục tình trạng chậm phát triển của thị trường khoa học công nghệ, gắn việc phát triển với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tạo điều kiện cho thị trường lao động vận hành thông suốt.

Thứ tư, phát triển mạnh các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp

Để thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hồn thiện thì khơng thể khơng giải quyết tốt vấn đề về sở hữu đồng thời có những chính sách phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Để phát triển mạnh các hình thức sở hữu chúng ta phải thực hiện đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách về sở hữu đối với tài nguyên, vốn cũng như các tài sản công khác. Việc làm này nhằm bảo đảm quyền sở hữu thuộc về Nhà nước, nhưng quyền sử dụng được giao cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế theo nguyên tắc hiệu quả và thông qua cơ chế thị trường. Đối với các thành phần kinh tế cần bảo đảm mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Đẩy mạnh phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh và cơ cấu lại ngành nghề của các doanh nghiệp Nhà nước trong đó tập trung vào một số ngành và lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Tổng kết, đúc rút thực tiễn từ đó có các chính sách, cơ chế phù hợp khuyến khích phát triển mạnh hơn các

loại hình kinh tế tập thể. Đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Xóa bỏ mọi rào cản và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển trong mọi ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế mà pháp luật cho phép. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi kinh doanh thuận lợi từ đó thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế.

Giải pháp tái cơ cấu lại nền kinh tế

Tái cơ cấu ở nước ta trong giai đoạn hiện nay tập trung chủ yếu vào các

lĩnh vực: đầu tư, thị trường, doanh nghiệp, các vùng và ngành kinh tế.

Thứ nhất, cơ cấu lại đầu tư

Đây là nội dung rất quan trọng vì trong cơ cấu kinh tế nước ta những năm qua lĩnh vực đầu tư chưa thực sự hiệu quả đặc biệt là đầu tư công. Cơ cấu lại đầu tư trước hết là nâng cao, đổi mới cơ chế huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, hiệu suất sử dụng vốn cũng như hiệu lực quản lý. Đổi mới chế độ ưu đãi, khuyến khích đầu tư, cơ chế phân cấp và phối hợp quản lý đầu tư nhằm thu hút và định hướng đầu tư tư nhân phát triển các ngành, các sản phẩm ưu tiên. Tăng cường các thể chế giám sát đầu tư đồng thời khuyến khích hoạt động giám sát của cộng đồng đối với các dự án đầu tư cơng. Cơng khai, minh bạch hóa thơng tin về đầu tư công, đảm bảo đầu tư tập trung, đồng bộ, dứt điểm.

Thứ hai, cơ cấu lại doanh nghiệp

Trọng tâm của tái cơ cấu doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước. Điều này khơng khó lí giải vì các doanh nghiệp nhà nước được bảo hộ, ưu tiên về vốn nhưng trong thời gian qua hoạt động lại khơng hiệu quả thậm chí gây thua lỗ, thất thốt lớn. Cần đổi mới sâu sắc, tồn diện cơ cấu và cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong đó trước hết là các tập đồn và tổng công ty nhà nước. Chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ra ngồi ngành, ngồi lĩnh vực sản xuất chính.

Tăng cường cơng tác giám sát đối với hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, gắn kết giữa hiệu quả kinh doanh và

việc chịu trách nhiệm. Thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa, đổi mới của các doanh nghiệp nhà nước. Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu. Thực hiện các chương trình quốc gia về phát triển, nâng cao chất lượng các doanh nghiệp dân doanh. Phát triển mạnh kinh tế tư nhân thành động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Thứ ba, cơ cấu lại thị trường

Tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường chứng khốn. Sát nhập, hợp nhất các ngân hàng, các tổ chức tài chính nhỏ để tạo thành các ngân hàng, các tổ chức tài chính có quy mơ lớn. Đổi mới, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước đối với các thị trường. Thực hiện đa dạng hóa thị trường, coi trọng và đẩy mạnh phát triển thị trường thế giới đồng thời khai thác tốt thị trường nội địa.

Thứ tư, cơ cấu lại ngành, vùng sản xuất

Xây dựng và thực hiện các chương trình đồng bộ phát triển các ngành, các sản phẩm ưu tiên nhằm tăng hàm lượng khoa học, tăng tỷ lệ giá trị nội địa và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng quy mô sản xuất, tập trung chuyên canh, áp dụng quy trình và kỹ thuật sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất lao động. Phát huy lợi thế của từng vùng, chuyển đổi và hình thành cơ cấu vùng kinh tế hợp lý, đa dạng về ngành, nghề và trình độ phát triển. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách phân bổ, thu hút lao động một cách hợp lý.

Giải pháp phát triển kinh tế xanh

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về kinh tế xanh, xã hội hóa cơng tác bảo vệ môi trường:

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành và của cả cộng đồng. Để phát triển nền kinh tế xanh thì đầu tiên cần tuyên truyền, giáo dục thay đổi nhận thức của xã hội, tạo ra sự đồng thuận cao từ Đảng, nhà nước đến người dân và các doanh nghiệp. Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa về bảo vệ mơi trường, xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền cũng như trách nhiệm của cá nhân, tổ chức doanh nghiệp. Phát động phong trào tồn dân tham gia bảo vệ mơi trường, sử dụng

tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tối đa việc xả chất thải. Thay đổi mơ hình và hành vi tiêu dùng theo hướng đề cao tiêu dùng xanh, định hướng người dân sử dụng các sản phẩm và các dịch vụ thân thiện với môi trường.

Thứ hai, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước:

Sự quản lý của nhà nước đóng vai trị rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế xanh. Nhà nước cần xây dựng và phát triển hệ thống mạng lưới các tổ chức môi trường ở các vùng, miền nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những diễn biến bất thường của mơi trường từ đó hạn chế được phần nào tình trạng ơ nhiễm đang diễn ra. Đổi mới công nghệ, áp dụng đồng bộ sản xuất sạch hơn vào trong các ngành kinh tế. Trong công nghiệp, thực hiện nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng năng lượng. Khai thác có hiệu quả và tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn năng lượng mới tái tạo, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch. Trong nơng nghiệp và lâm nghiệp, chú trọng thực hiện luân canh, xen canh, nông lâm kết hợp. Lựa chọn và sử dụng các loại cây trồng phù hợp, ít tác động tới mơi trường. Nhà nước có thể xây dựng hệ thống dịch vụ xanh đồng bộ, từ nghiên cứu thị trường đến việc hình thành và phát triển trên cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sắp xếp lại cơ cấu, hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ơ nhiễm suy thối mơi trường đồng thời đổi mới việc quy hoạch, sử dụng các tài nguyên. Xây dựng và phát triển các đô thị và khu cơng nghiệp bền vững góp phần giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên. Điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách từ đó tạo mơi trường thuận lợi để nền kinh tế xanh có điều kiện phát triển. Đầu tư, phát triển khoa học công nghệ trong các ngành kinh tế nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến việc phát triển kinh tế xanh.

Giải pháp ổn định kinh tế vĩ mơ

Để ổn định kinh tế vĩ mơ thì cần có sự phối hợp và thực hiện đồng bộ cùng lúc nhiều giải pháp.

Thứ nhất, cần xây dựng chính sách tiền tệ ổn định, tạo sự phối hợp giữa

chính sách tiền tệ và ngân sách, chính sách tài khóa

động và cho vay thấp. Đây là mục tiêu cần hướng tới để ổn định kinh tế vĩ mô. Chính sách tiền tệ và ngân sách phải được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ với nhau. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ khơng phát huy tác dụng nếu ngân sách tiếp tục được nới rộng. Phải có sự hài hịa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định sức mua, tăng dự trữ ngoại hối, giảm vay nợ, chấm dứt đầu tư dàn trải nhất là đầu tư dàn trải của doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai, hình thành một cơ quan hoạch định chính sách kinh tế cao cấp

Hiện nay, thẩm quyền ra quyết định chính sách ở nước ta còn quá phân tán, điều này một mặt cản trở sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan hoạch định chính sách, mặt khác gây khó khăn cho việc thực hiện các chính sách nếu khủng hoảng xảy ra. Do vậy, để có thể duy trì sự nhất qn và ổn định trong hệ thống chính sách vĩ mơ, Việt Nam cần tập trung thẩm quyền hoạch định chính sách trong tay một cơ quan duy nhất. Cần thành lập một cơ quan hoạch định chính sách chung cho ba mảng là đầu tư cơng, tài trợ đầu tư và chính sách tiền tệ.

Thứ ba, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tăng cường năng lực và tính độc

lập cho Ngân hàng Nhà nước

Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là một trong những nền tảng để ổn định kinh tế vĩ mô. Ngân hàng nhà nước hiện nay chưa đủ thẩm quyền và cơng cụ chính sách, cấu trúc quản lý lại bất cập nên chưa thể vận hành như một ngân hàng Trung ương thực thụ. Do vậy, cần tổ chức lại Ngân hàng nhà nước theo hướng tăng cường tính độc lập và khả năng sử dụng các cơng cụ của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường hiện đại.

Thứ tư, kiểm sốt đầu tư cơng

Đầu tư công kém hiệu quả là một trong những ngun nhân chính gây ra tình trạng lạm phát. Để ổn định nợ công, đảm bảo đầu tư công được sử dụng hiệu quả cần xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư căn cứ theo hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt các dự án vay thương mại trên thị trường tài chính quốc tế của các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước. Thực hiện hoạt động thẩm định và kiểm tốn đầu tư cơng độc lập, cơng khai hóa các thơng tin về thẩm định và kiểm tốn này. Đổi mới việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách và trái

phiếu Chính phủ, chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.

Thứ năm, phát động phong trào tiết kiệm trong toàn xã hội đối với sản xuất và tiêu dùng

Tiết kiệm toàn xã hội sẽ làm giảm dần chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế. Cần có chính sách cụ thể tăng tỷ lệ tiết kiệm của cả quốc gia, của doanh nghiệp, hộ gia đình và mỗi người dân.

Thứ sáu, khuyến khích sản xuất hàng trong nước để thay thế hàng nhập khẩu, kiểm sốt tình trạng nhập siêu.

Những mặt hàng trong nước sản xuất được và đảm bảo chất lượng tương đối thì cần dùng nhiều biện pháp phù hợp với quy định pháp luật để không cho nhập

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 78 - 88)