Định hướng đổi mới về kinh tế

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 64 - 70)

KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.2.1. Định hướng đổi mới về kinh tế

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nền kinh tế này vừa vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội thể hiện trên cả 3 mặt: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Mục đích của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế tác động đến các quan hệ kinh tế và thơng qua đó tác động đến các lĩnh vực của đời sống, đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp và mỗi cá nhân trong xã hội. Chính vì thế, để đảm bảo lợi ích giai cấp và sự phát triển của nền kinh tế thì các giai cấp cầm quyền trong xã hội đều cần thiết phải phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các quy luật kinh tế bằng hệ thống pháp luật, chính sách... Đó chính là thể chế kinh tế. Hiểu theo nghĩa chung nhất thì thể chế kinh tế là hệ thống pháp luật, chính sách do nhà nước ban hành dựa trên các quy luật vận động khách quan của nền kinh tế nhằm điều tiết, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của chúng. Thể chế kinh tế là những tác động chủ quan, mang tính định hướng của con người vào sự vận động và phát triển của nền kinh tế. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là nhằm phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sau một chặng đường dài đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đầy mạnh mẽ, đưa đất nước thốt khỏi tình trạng đói nghèo. Trong sự phát triển đó của kinh tế, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng dần được hoàn thiện trên nhiều mặt. Hệ thống pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được bổ sung, hoàn thiện, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước. Các loại thị trường bước đầu được hình thành một cách đồng bộ. Các loại hình doanh nghiệp dựa trên các hình thức sở hữu khác nhau đều được khuyến khích phát triển khơng giới hạn cả về quy mơ và trình độ trong những lĩnh vực luật pháp cho phép. Như vậy, cùng với

sự phát triển chung của đất nước thì việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Nhờ những thành tựu đó mà nền kinh tế đã huy động được các nguồn lực cho sự phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, thể chế kinh tế thị trường ở nước ta vẫn chưa thực

sự đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa được hình thành đầy đủ. Thị trường tài chính phát triển khơng cân đối, thị trường chứng khốn thiếu chiều sâu, tạo áp lực và gánh nặng lên thị trường tín dụng làm cho trị trường tín dụng trở nên nhạy cảm và dễ đổ vỡ. Thị trường đất đai còn nhiều vướng mắc. Thị trường khoa học cơng nghệ cịn chậm phát triển.

Thị trường lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động thấp. Giá cả một số loại hàng hóa và dịch vụ chưa theo được cơ chế thị trường, giá chưa bù đắp được chi phí sản xuất gây khó khăn cho việc thu hút nguồn lực và cơng nghệ cao cho phát triển. Trong điều kiện tồn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, để đất nước phát triển

mạnh mẽ và rút ngắn khoảng cách với những nước trong khu vực thì chúng ta phải xây dựng được một thể chế kinh tế thị trường hiện đại, tạo điều kiện cho việc phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Chính vì lẽ đó, Đảng và nhà nước đã quyết định tập trung sức nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng thời xem đây là khâu mang tính đột phá, có ý nghĩa chiến lược.

Thứ hai, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, phát triển kinh tế

Mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam theo đuổi trong những năm đổi mới vừa qua đã tạo được những động lực hết sức mạnh mẽ giúp nước ta nhanh chóng thốt ra khỏi khủng hoảng đồng thời đem lại nhiều thành tựu rực rỡ. Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nghèo để gia nhập vào nhóm các nước có thu nhập trung bình, đạt được nhiều kết quả về xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì mơ hình tăng trưởng kinh tế của nước ta đã bắt đầu cho thấy nhiều nhược điểm.

Nền kinh tế mới chỉ tăng trưởng theo chiều rộng do đó tăng trưởng thiếu bền vững, chủ yếu dựa vào nội sinh, chất lượng tăng trưởng thấp. Khi mới chuyển đổi và mở cửa hội nhập, việc tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng vừa là tất yếu từ

điểm xuất phát thấp, vừa là sự cần thiết để khai thác các lợi thế về lao động, tài nguyên....

Tuy nhiên, duy trì mơ hình tăng trưởng này q lâu, một mặt, sẽ khiến chúng ta gặp giới hạn về vốn, về số lượng lao động, mặt khác, những hạn chế và bất cập của mơ hình này sẽ xuất hiện. Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã bộc lộ rõ điều này.

Mức thu nhập GDP tăng nhưng vẫn cịn rất thấp so với bình qn thế giới trong khi đó sự tiêu thụ năng lượng điện và gây ô nhiễm đều ở mức cao. Chất lượng nguồn nhân lực và khoa học công nghệ chưa cao, kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội cịn kém. Mơ hình tăng trưởng kinh tế hiện tại của nước ta đã thể hiện rõ sự mất cân đối lớn giữa phát triển và bền vững, giữa thu chi ngân sách và nhập siêu. Phương thức tăng trưởng kinh tế dựa chủ yếu vào việc tăng vốn. Chỉ số tri thức của nền kinh tế còn thấp. Năng suất lao động thấp, các nguồn lực chưa được phân bổ hợp lý giữa các loại ngành nghề sản xuất dẫn tới tình trạng mất cân đối trong một số lĩnh vực ngày càng trở nên trầm trọng.

Trong những năm tới, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như xu thế phát triển chung của thế giới đòi hỏi nền kinh tế nước ta phải có những sự thay đổi mạnh mẽ, lớn lao. Nền kinh tế nước ta sẽ chuyển từ giai đoạn tăng trưởng để thoát nghèo sang giai đoạn tăng trưởng để cất cánh. Giai đoạn tăng trưởng mới không cho phép tiếp tục duy trì kiểu tăng trưởng về lượng, chủ yếu dựa vào đầu tư mà đòi hỏi tăng trưởng với chất lượng cao chủ yếu dựa vào sự gia tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm sự bền vững.

Do đó, việc chuyển đổi từ mơ hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng sang mơ hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu ở nước ta là tất yếu. Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành TW Đảng khóa XI đã xác định cần phải đổi mới mơ hình tăng trưởng từ mơ hình dựa vào thâm dụng vốn, lao động giá rẻ và tài ngun sang mơ hình dựa vào tăng năng suất lao động và giá trị gia tăng. Trong mơ hình đó sẽ có sự đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư thay vì dựa nhiều vào tăng trưởng tín dụng, sẽ là tăng trưởng dựa vào năng lực cạnh tranh quốc gia, khai thác hiệu quả tiềm năng của thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Trong những năm qua, hậu quả từ việc khai thác và sử dụng quá nhiều năng lượng, nhiên liệu cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang khiến cho loài người phải đương đầu với hàng loạt các vấn đề về mơi trường, biến đổi khí hậu... Chính vì lẽ đó, việc chuyển đổi phương thức phát triển, hướng tới phát triển kinh tế xanh đang là hướng tiếp cận mới của nhiều quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế xanh là nền kinh tế lấy định hướng là thị trường, nền tảng là các nền kinh tế truyền thống và có mục tiêu là sự hịa hợp của kinh tế và mơi trường. Những hoạt động trong nền kinh tế này là những hoạt động tạo ra lợi nhuận, các giá trị có ích nhằm hướng đến sự phát triển của xã hội nhưng đồng thời cũng thân thiện với môi trường. Trước tất cả những bất ổn và thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt thì kinh tế xanh đã mở ra hướng tiếp cận mới và bền vững cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thế giới.

Kinh tế xanh là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển bền vững của các quốc gia đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam. Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy kinh tế xanh đem lại lợi ích và ý nghĩa to lớn trong hầu hết các lĩnh vực như nông nghiệp, cơng nghiệp, lâm nghiệp, quản lí mơi trường...Việt Nam thuộc các nước đang phát triển với tốc độ nhanh tuy nhiên chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế lại thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong khi đó hiệu quả sử dụng lại thấp, thiệt hại kinh tế do ô nhiễm, suy thối ở mức cao.

Cơng nghệ sản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Chất lượng sản phẩm thấp, phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Các ngành kinh tế khai thác và sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng lượng gây ô nhiễm môi trường đang chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Đa dạng sinh học suy giảm, tài nguyên không tái tạo cạn kiệt, những tác động do biến đổi khí hậu gia tăng. Các ngành sản xuất năng lượng sạch chưa phát triển và những ngành giải quyết các vấn đề mơi trường cịn yếu kém.

Vì vậy, cùng với những khó khăn và thách thức thì Việt Nam cũng đang có rất nhiều thuận lợi cho việc xây dựng một nền kinh tế xanh. Nước ta nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới đồng thời đã và đang hội tụ những điều kiện thuận lợi từ tự nhiên, xã hội cho đến chủ trương, chính sách để tiến hành phát triển nền kinh tế xanh. Chẳng hạn như chúng ta có nhiều lợi thế so sánh

về tài nguyên thiên nhiên, kho dự trữ sinh thái lớn, có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học đồng thời chúng ta cịn có mơi trường chính trị ổn định, quan hệ quốc tế rộng mở. Trong bối cảnh hiện nay, để theo kịp xu hướng chung của thế giới và trở thành nước phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa thì việc lựa chọn và hướng tới xây dựng mơ hình phát triển kinh tế xanh là cần thiết. Kinh tế xanh chính là sự lựa chọn tốt nhất cho việc xây dựng và phát triển kinh tế bền vững ở nước ta.

Thứ tư, tái cơ cấu lại nền kinh tế

Một trong những nguyên nhân căn bản làm nên những thành tựu về phát triển kinh tế ở nước ta trong thời gian qua là việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Dưới sự tác động của việc cơ cấu lại nền kinh tế thì kinh tế theo ngành đã có những bước chuyển dịch vững chắc, phát huy được lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực trong đó cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng cịn nơng nghiệp thì giảm xuống.

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ đã được điều chỉnh theo hướng hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phát triển nhanh. Các vùng kinh tế trọng điểm này đã thúc đẩy sự phát triển của các vùng miền khác nhau trong cả nước. Cơ cấu đầu tư và lao động thay đổi phù hợp với các chuyển dịch trong cơ cấu ngành, vùng kinh tế. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội khá cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động ở nông thôn, lao động nông nghiệp và tăng tỷ lệ lao động ở thành thị, lao động được đào tạo nghề. Cơ cấu tiền lương, tiền công từng bước được điều chỉnh phù hợp với kết quả và năng suất lao động, hạn chế sự phân hóa xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đạt được thì cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế vẫn còn bất hợp lý cả về ngành, vùng lãnh thổ và các thành phần kinh tế. Mơi trường kinh doanh chưa thật sự bình đẳng, tình trạng kém hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nhà nước còn tương đối phổ biến.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thì cơ cấu kinh tế hiện tại cũng chính là một trong những nguyên nhân làm trầm trọng và mất cân đối kinh tế vĩ mô, giảm sút sức cạnh tranh và gia tăng nguy cơ dễ bị tổn

thương của nền kinh tế nước ta trước các biến động to lớn của nền kinh tế tồn cầu. Trước tình hình trên, việc tái cơ cấu kinh tế trở nên hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động, góp phần đạt được các chỉ tiêu mà chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới đã xác định.

Về thực chất, cơ cấu lại nền kinh tế là sự thay đổi một cách căn bản việc huy động và phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Tái cơ cấu nền kinh tế ở nước ta là một quá trình lâu dài. Nội dung tái cấu trúc nền kinh tế thì có nhiều nhưng hiện nay nước ta đang tập trung vào: tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường tài chính và tái cơ cấu ngành kinh tế, các vùng kinh tế. Tái cơ cấu đầu tư trong đó trọng tâm là đầu tư cơng nhằm giảm mức tăng cung tiền và giảm thâm hụt ngân sách, tăng hiệu quả đầu tư công. Tái cơ cấu doanh nghiệp trong đó tập trung vào tái cơ cấu các tổng cơng ty, tập đồn kinh tế nhà nước thông qua việc tăng cường minh bạch hóa, kiểm sốt chặt về tài chính.

Tái cơ cấu thị trường tài chính trong đó tập trung vào việc xử lý các ngân hàng yếu kém, xử lý nợ xấu toàn hệ thống, cải thiện các chi tiêu tài chính. Tái cơ cấu các ngành kinh tế, vùng kinh tế theo hướng cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ phù hợp với các vùng, chuyển từ nền kinh tế gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng cao, có lợi nhuận lớn, điều chỉnh chiến lược thị trường. Xây dựng một cấu trúc nền kinh tế phát triển, hiệu quả, năng suất, có năng lực cạnh tranh, cân đối và bền vững lâu dài.

Thứ năm, ổn định kinh tế vĩ mô

Những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng chậm lại với nhiều biến động to lớn. Với tư cách là một bộ phận của kinh tế thế giới thì nền kinh tế nước ta cũng khơng tránh khỏi việc chịu ảnh hưởng của những diễn biến phức tạp

Một phần của tài liệu BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG VỚI TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w