Tổng quan về công ty cổ phần Hevent

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích tài chính công ty cổ phần hevent (Trang 34)

2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển cơng ty

 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần Hevent Tên cơng ty: CƠNG TY CỔ PHẦN HEVENT

Tên giao dịch: HEVENT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: HEVENT., JSC

Địa chỉ trụ sở chính: 212/135/34 Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: 0913380004, Fax: 043.6335816, Webiste: http://hevent.com.vn Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103867732 do Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 25 tháng 05 năm 2009.

Giám đốc: Ơng Đinh Văn Trung  Q trình hình thành và phát triển:

Tháng 5/2009, nhận thấy nhu cầu về các thiết bị y tế hiện đại của các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tại khu vực Hà Nội chưa được đáp ứng bởi các doanh nghiệp hiện có trên địa bàn, các cổ đơng sáng lập đã quyết định thành lập công ty cổ phần Hevent – chuyên cung cấp các trang thiết bị vật tư y tế tại Hà Nội. Nửa cuối năm 2009 và 2010 là giai đoạn đặt ra nhiều khó khăn thách thức cho một doanh nghiệp non trẻ như Hevent. Trong khoảng thời gian này, chủ yếu công ty là nhà thầu phụ, chịu trách nhiệm lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các loại máy móc, trang thiết bị cho các nhà thầu chính.

Năm 2011 và 2012, cơng ty hướng sang mở rộng quy mô bằng việc huy động vốn để đầu tư vào các tài sản cố định, tài sản ngắn hạn như khoản phải thu và hàng tồn kho - nhằm tạo dựng, duy trì mối quan hệ kinh doanh với khách hàng. Kể từ năm 2011 cơng ty đã bắt đầu có lợi nhuận để tái đầu tư. Tháng 7 năm 2012, công ty đã tham gia dự thầu cung cấp máy xét nghiệm cho phòng xét nghiệm bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, với tổng giá trị gói thầu lên đến 9,240 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tuy vẫn gặp nhiều khó khăn bởi tình hình kinh tế chung cũng như sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ lớn, không những công ty Hevent vẫn cố gắng đứng vững được trên thị trường mà hoạt động kinh doanh còn diễn ra khá tốt đẹp với kết quả tạo ra được hơn 77 triệu đồng lợi nhuận sau thuế.

 Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của cơng ty cổ phần Hevent

- Bán lẻ dụng cụ y tế, mỹ phẩm, vật phẩm vệ sinh cho cửa hàng chuyên doanh.

- Bán buôn dụng cụ y tế, máy móc, thiết bị y tế.

- Kinh doanh máy móc, thiết bị tin học, công nghệ thông tin, thiết bị viễn thông, thiết bị văn phịng, máy văn phịng, máy tính, máy photocopy.

- Các lĩnh vực kinh doanh khác;

2.1.2. Mơ hình tổ chức và nhiệm vụ của các phịng ban 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Hevent

Nguồn: Phịng Tài chính Kế tốn CTCP Hevent

Đại hội đồng cổ đơng Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Giám đốc điều hành Giám đốc tài chính

Phịng kinh doanh Phịng hỗ trợ kĩ thuật Phịng Tài chính – Kế tốn Phịng nhân sự

Trung tâm bảo hành, bảo trì thiết bị Bộ phận chăm sóc khách hàng Phịng khám y khoa Đơng Á Bộ phận Marketing

2.1.2.2. Nhiệm vụ chính của các phịng ban

Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông có quyền thảo luận và thơng

qua các BCTC kiểm tốn hàng năm, bảo cáo của Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị và thông qua các kế hoạch phát triển của công ty.

Ban kiểm sốt: Đây là bộ phận có chức năng giám sát, kiểm tra các hoạt động

kinh doanh và kiểm tốn nội bộ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược và kế

hoạch phát triển trung hạn cũng như kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty.

Giám đốc điều hành: là người đại diện pháp luật của Công ty, thay mặt Công

ty ký kết các hợp đồng kinh tế, trực tiếp điều hành tồn bộ cơng việc kinh doanh hàng ngày của cơng ty.

Giám đốc tài chính: Nhiệm vụ của Giám đốc tài chính là quản lý tài chính

doanh nghiệp như nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp, xây dựng các kế hoạch tài chính và dự báo.

Phịng kinh doanh: có chức năng tìm kiếm khách hàng, đối tác để phát triển

mạng lưới, mở rộng thị phần; nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám đốc.

Phòng hỗ trợ kĩ thuật và trung tâm bảo hành, bảo trì thiết bị: Các bộ phận

này có chức năng thực hiện lắp đặt, chạy thử máy móc sản phầm; bảo hành, bảo trì và xử lý các sự cố và tư vấn kĩ thuật cho khách hàng khi cần thiết.

Phịng tài chính kế tốn: có chức năng lập các báo cáo tài chính, theo dõi và

ghi chép tình hình kinh doanh, tham mưu cho Ban Giám đốc về các vấn đề như các cơng tác tài chính, kế tốn, kiểm tốn nội bộ, quản lý tài sản.

Phịng nhân sự: Quản lý các vấn đề về lao động, tiền lương theo các quy định

của Nhà nước và của cơng ty.

Bộ phận chăm sóc khách hàng và bộ phận marketing: là các bộ phân chuyên

trách của phòng kinh doanh, có chức năng tìm kiếm, chăm sóc, hỗ trợ và giao tiếp với khách hàng và đưa ra các phương án quảng bá hình ảnh và sản phẩm cơng ty.

Phòng khám y khoa Đông Á: Công ty mở phịng khám y khoa Đơng Á để

2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây 2.1.3.1. Khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn 2.1.3.1. Khái quát về tình hình tài sản và nguồn vốn

Về tăng trưởng quy mô tài sản và nguồn vốn:

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng quy mô tổng tài sản của công ty cổ phần Hevent ĐVT: triệu VND

Nguồn: Bảng cân đối kế tốn CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 1)

Từ biểu đồ trên ta thấy rằng tổng tài sản của công ty kể từ năm 2011 đã tăng trưởng rất nhanh. Trong khi cuối năm 2010 và cuối năm 2011, tổng tài sản của công ty không thay đổi nhiều thì đến cuối năm 2012, tổng tài sản đã tăng lên gấp 1,58 lần.

Như vậy, công ty đang tăng vốn rất nhanh bằng nguồn vốn nợ trong khi vốn chủ sở hữu tăng không nhiều, điều này một mặt thể hiện uy tín của cơng ty trên thị trường đã tăng lên, khiến cho cơ hội tiếp cận vốn vay của công ty ngày càng rộng mở hơn, mặt khác lại đặt ra thực tế là rủi ro tài chính của cơng ty đang tăng lên rất nhanh. Do đó, cơng ty cần nghiên cứu kĩ lưỡng để đặt ra một mức cơ cấu vốn mục tiêu phù hợp với mục đích hoạt động và đặc điểm riêng của cơng ty và duy trì cơ cấu vốn đó để ổn định tình hình tài chính. Việc tăng nhanh tổng tài sản nếu không đi đôi với việc tăng hiệu quả sử dụng tài sản, quản lý tốt để phát huy được tối đa công suất của tài sản thì tốc độ tăng tài sản sẽ khơng tương xứng với tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận. Theo đó, các chỉ số về khả năng hoạt

1,813 1,840 2,901 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 2010 2011 2012

động và khả năng sinh lợi của cơng ty giảm đi, uy tín và độ hấp dẫn của cơng ty đối với chủ nợ cũng như các chủ đầu tư sẽ giảm dần, từ đó mức độ tiếp cận với các nguồn vốn huy động trên thị trường cũng trở nên khó khăn hơn.

Về cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Trước hết, ta xem xét về sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn công ty cổ phần Hevent thông qua sơ đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn công ty Hevent

Nguồn: Bảng cân đối kế tốn CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 1)

Có thể thấy rằng cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần Hevent đã thay đổi rất nhiều kể từ khi mới thành lập, theo hướng ngày càng tăng tỉ trọng nợ phải trả, giảm tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn.

Trong khi vào cuối năm 2010, là một doanh nghiệp mới thành lập, cơng ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn bằng hình thức vay nợ cũng như chưa tiếp cận được các hình thức tín dụng thương mại nên tỉ trọng nợ trên tổng nguồn vốn rất thấp (chỉ chiếm 2,16%) thì đến năm 2012, cơng ty đã thay đổi cơ cấu nguồn vốn của mình thành sử dụng 54,16% vốn chủ sở hữu, tức là huy động đến 45,84% nợ phải trả. Tỉ số nợ của công ty tăng mạnh trong những năm gần đây cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng có nhiều rủi ro hơn do quy mô nguồn vốn chủ sỡ hữu – tấm đệm chống đỡ cuối cùng đối với những tổn thất xảy ra ngày càng nhỏ dần so với quy mô nợ. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp thương mại như Hevent, cơ cấu vốn 54,16% vốn chủ sở hữu vào cuối năm 2012

97.84% 63.13% 54.16% 2.16% 36.87% 45.84% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

không hẳn là quá rủi ro, bởi vì lĩnh vực cung cấp máy móc thiết bị vật tư y tế không phải là lĩnh vực kinh doanh quá phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như mùa vụ, thị hiếu của khách hàng…, bên cạnh đó, vốn đầu tư lại khơng phải là q lớn.

Như vậy, từ năm 2010 đến nay, công ty đã tăng sử dụng địn bẩy tài chính lên rất mạnh, nhằm tăng vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty và tạo điều kiện khuếch đại lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc thay đổi cơ cấu vốn có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp lựa chọn chiến lược đầu tư vào các tài sản nào và sử dụng chúng ra sao để tạo ra lợi nhuận. Sau đây chúng ta sẽ phân tích về cơ cấu tài sản được doanh nghiệp đầu tư.

Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu tài sản công ty cổ phần Hevent

Nguồn: Bảng cân đối kế tốn CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 1)

Ta có thể thấy rằng trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến nay, doanh nghiệp đều nắm giữ tài sản phần lớn dưới dạng tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, tỉ trọng các tài sản lại có xu hướng giảm rõ rệt.

Trong năm 2010, khi mới thành lập, doanh nghiệp nắm giữ tài sản ngắn hạn chủ yếu ở dạng tiền mặt, do chưa xây dựng xong nên chưa đưa vào sử dụng được các kho bãi, văn phịng… nên cơng ty cũng khơng dự trữ hàng tồn kho mà chỉ tiến hành nhập hàng khi có yêu cầu. Do đó trong giai đoạn này, tỉ trọng tài sản ngắn hạn (mà chủ yếu là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) rất lớn, chiếm đến 97,81% tổng

97.81% 85.18% 54.87% 61.00% 2.19% 14.82% 45.13% 39.00% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 6/2013 Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

tài sản. Đây là một cơ cấu tài sản rất bất hợp lý, đặc biệt khi so sánh với cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu trong năm 2010. Việc sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư gần như toàn bộ vào tài sản ngắn hạn tiền là phương án đầu tư có hiệu quả thấp do chi phí vốn chủ sở hữu cao mà khả năng sinh lợi của tài sản ngắn hạn lại rất thấp.

Tuy nhiên, kể từ năm 2011 trở đi, công ty đã thay đổi cơ cấu tài sản của mình theo hướng hợp lý hơn. Năm 2011, tỉ trọng tài sản ngắn hạn giảm xuống còn 85,18% và cuối năm 2012, con số này chỉ còn là 54,87%. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỉ trọng tài sản ngắn hạn lại tăng nhẹ lên mức 61%. Tức là công ty đang dần lựa chọn cho mình một cơ cấu tài sản phù hợp và cố gắng giữ nó ổn định trong thời gian tới. Các tài sản trong những năm sau này đã đa dạng hơn so với năm 2010, với các loại tài sản ngắn hạn chủ yếu được nắm giữ là tiền và tương đương tiền và các khoản phải thu khách hàng; còn tài sản dài hạn chủ yếu là tài sản cố định như kho bãi, phương tiện vận chuyển và trụ sở, văn phòng.

2.1.3.2. Khái quát kết quả kinh doanh công ty những năm gần đây

Về quy mô doanh thu và lợi nhuận

Biểu đồ 2.4: Quy mô doanh thu và lợi nhuận qua các năm 2000-2012 ĐVT: triệu VND ĐVT: triệu VND

Nguồn: Bảng cân đối kế tốn CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 2) 1,485 1,945 3,509 - 316 1,021 - 200 400 600 800 1,000 1,200 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 2010 2011 2012 L ợ i n h u ận s au t h u ế D o an h t h u t h u ần

Biểu đồ trên cho ta thấy sự thay đổi về quy mô doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và quy mô lợi nhuận sau thuế của công ty cổ phần Hevent qua các năm 2010, 2011 và 2012.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng doanh thu thuần của công ty đang tăng trưởng rất nhanh, với tốc độ trung bình 68,15%/năm. Quy mô doanh thu tăng từ mức 1,485 tỷ đồng vào năm 2010 lên đến 3,509 tỷ đồng vào năm 2012. Bên cạnh đó, nếu như vào năm 2010, cơng ty có LNST bằng 0, tức là kinh doanh hịa vốn thì năm 2011, Hevent đã có lợi nhuận sau thuế dương 316 triệu đồng. Sang năm 2012, tình hình kinh doanh tiếp tục diễn biến khả quan với quy mô lợi nhuận sau thuế là 1.021 triệu đồng, gấp 3,23 lần lợi nhuận sau thuế của năm 2011.

Nhìn vào các chỉ tiêu này có thể nhận xét rằng tình hình kinh doanh của công ty ngày càng khởi sắc, công ty cũng kinh doanh khá hiệu quả khi chỉ sau hơn 2 năm hoạt động đã bắt đầu có lợi nhuận và lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, để đánh giá lợi nhuận của một doanh nghiệp ta không thể chỉ dựa vào quy mô và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận mà còn phải xem xét các thành phần tham gia đóng góp đó để đánh giá xem LNST có đến chủ yếu từ hoạt động kinh doanh chính hay khơng, có bền vững hay khơng.

Biểu đồ 2.5: Sự đóng góp của các hoạt động của cơng ty vào LNST

ĐVT: nghìn VND

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 2) -400,000 -200,000 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2010 2011 2012 6 tháng đầu 2013 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận khác Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Từ biểu đồ phân tích trên ta có thể thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ có xu hướng tăng trưởng khá đều đặn từ năm 2010 đến năm 2012,. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu lợi nhuận cịn lại cũng có xu hướng tăng, tuy nhiên chỉ riêng lợi nhuận khác thì thường xuyên ở mức 0 hoặc thậm chỉ là âm.

Mặt khác, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn cao hơn rất nhiều so với các loại lợi nhuận từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác. Điều này cho thấy LNST của doanh nghiệp có nguồn gốc chính từ hoạt động kinh doanh, là hoạt động thường xuyên, cốt lõi của doanh nghiệp. Do vậy, sự tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế phản ánh được sự phát triển của doanh nghiệp có là thực chất và bền vững hay không. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp diễn biến không ổn định, nguyên nhân là do trong thời gian này, công ty đang thay đổi cơ cấu vốn nhằm hướng tới cơ cấu vốn mục tiêu. Do vậy, có thể kì vọng vào giai đoạn phát triển ổn định của công ty trong một vài năm tới. 2.2. Thực trạng tình hình phân tích tài chính tại cơng ty cổ phần Hevent

2.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn

Khi phân tích bảng cân đối kế tốn nói chung và phân tích nguồn vốn nói riêng, cơng ty sử dụng phương pháp so sánh theo chiều dọc (phân tích cơ cấu) và theo chiều ngang (phân tích biến động) một số khoản mục quan trọng nhằm chỉ ra

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích tài chính công ty cổ phần hevent (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)