Bảng phân tích cơ cấu tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích tài chính công ty cổ phần hevent (Trang 48 - 50)

ĐVT: % Chỉ tiêu Cuối 2010 Cuối 2011 Cuối 2012 30/6/2013 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 97,81 85,18 62,05 58,19 I, Tiền và các khoản tương đương tiền 95,24 53,52 29,12 31,25 1, Tiền mặt tại quỹ 95,16 52,28 23,28 21,41 2, Tiền gửi Ngân hàng 0,08 1,24 5,84 9,84 II, Đầu tư tài chính ngắn hạn III, Các khoản phải thu ngắn hạn 2,17 29,79 31,03 25,25 1, Phải thu của khách hàng 28,41 32,95 25,25 3, Các khoản phải thu khác 2,17 1,38 IV, Hàng tồn kho 1,58 1,54 1,37 1, Hàng tồn kho 1,58 1,54 1,37 V, Tài sản ngắn hạn khác 0,39 0,28 0,36 0,33 1, Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 0,39 0,23 0,29 0,31 3, Tài sản ngắn hạn khác 0,05 0,07 0,02 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 2,19 14,82 37,95 41,81 I, Tài sản cố định 13,62 35,64 39,22 1, Nguyên giá 13,62 41,87 49,15 IV, Tài sản dài hạn khác 2,19 1,20 2,31 2,58 1, Phải thu dài hạn 2, Tài sản dài hạn khác 2,19 1,20 2,31 2,58

Nguồn: Bảng cân đối kế tốn CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 1)

Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy rằng cơng ty đang sử dụng khá nhiều vốn để tài trợ cho nhu cầu về tài sản ngắn hạn của mình: tỉ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản ln đạt mức khá cao nhưng có xu hướng giảm nhanh chóng. Trong khi vào thời điểm cuối năm 2010, tài sản ngắn hạn chiếm đến 97,81% tổng tài sản thì con số này tính đến ngày 30/6/2012 chỉ cịn 58,19%. Đặc điểm của một công ty

hoạt động trong lĩnh vực thương mại là tài sản dài hạn thường được đầu tư ít hơn nhiều so với các tài sản ngắn hạn vì chủ yếu doanh nghiệp có ít nhu cầu về tài sản cố định hơn so với giá trị hàng hóa mua bán. Tuy nhiên, do công ty đang trong giai đoạn mới thành lập nên số vốn cần chi để mua sắm và xây dựng mới tài sản cố định là khá lớn.

Nhìn vào sự thay đổi về tỉ trọng của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn, có thể thấy rõ những xu hướng trái ngược nhau về tỉ trọng của chúng trong tổng tài sản. Nếu như tỉ trọng tiền và các khoản tương đương tiền ngày càng giảm, với năm 2010 đạt đến 95,24% tổng tài sản, con số này đến năm 2012 chỉ còn 29,12% và đạt tăng nhẹ lên mức 31,25% tổng tài sản vào ngày 30/6/2013 thì thực tế lại ghi nhận mức độ tăng trưởng khá ổn định và nhanh chóng của tỉ trọng các khoản phải thu ngắn hạn. Có thể thấy bước chuyển biến rõ rệt trong thay đổi cơ cấu tài sản của cơng ty, từ đó nhìn ra chiến lược mở rộng quan hệ đối tác cũng như tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng của công ty trong những năm gần đây. Trái ngược với sự thay đổi cơ cấu rõ rệt của tiền và các khoản tương đương tiền cùng với khoản phải thu đã nói ở trên, tỉ trọng hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng khá ổn định và đạt tỉ trọng rất thấp, chưa đến 2% trong suốt thời kì nghiên cứu.

Về tài sản dài hạn, như đã phân tích ở trên, đây là khoảng thời gian công ty dành khá nhiều nguồn lực tài chính của mình để đầu tư vào tài sản cố định, do đó tỉ trọng tài sản trên tổng tài sản nói chung cũng như trên tài sản dài hạn nói riêng tăng khá nhanh (trong năm 2010 doanh nghiệp chưa xây dựng và sử dụng tài sản cố định nhưng đến năm 2011, khoản mục này đã chiếm đến 13,62% tổng tài sản, tức là khoảng 92% trong tổng tài sản dài hạn; đến năm 2012, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và nâng tỉ trọng tài sản cố định lên đến 35,64%) và đang có xu hướng dần đi vào ổn định khi doanh nghiệp đã huy động được vốn đầu tư đủ cho nhu cầu kinh doanh.

Tóm lại, cơng ty cổ phần Hevent đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, cơng ty tăng khá nhanh tài sản và nguồn vốn qua các năm, đồng thời tỉ trọng nợ phải trả - vốn chủ sỡ hữu cũng như tỉ trọng nợ ngắn hạn – nợ dài hạn

cũng đang thay đổi dần để đạt được cơ cấu vốn cũng như cơ cấu tài sản mục tiêu đề ra. Mặt khác, kế hoạch công ty đặt ra cho mỗi năm là khá thực tế theo nhu cầu phát triển cũng như tình hình hiện tại của cơng ty, góp phần nhanh chóng cải thiện tình hình tài chính của cơng ty theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn.

Phân tích tình hình biến động tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích tài chính công ty cổ phần hevent (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)