Phân tích mối quan hệ cân bằng trên bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích tài chính công ty cổ phần hevent (Trang 53)

2.2. Thực trạng tình hình phân tích tài chính tại cơng ty cổ phần Hevent

2.2.3. Phân tích mối quan hệ cân bằng trên bảng cân đối kế toán

2.2.3.1. Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn Bảng 2.5: Bảng phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn TÀI SẢN Năm 2011 Tỉ trọng (%) Năm 2012 Tỉ trọng (%) Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn A - TÀI SẢN NGẮN HẠN

I. Tiền và tương đương tiền

1. Tiền mặt tại quỹ 233.864.094 17,97 476.075.214 17

2. Tiền gửi Ngân hàng

34.494.124 2,65 37.726.874 1

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

1. Phải thu của khách hàng 824.384.100 63,35 889.583.551 31

3. Các khoản phải thu khác 40.000.000 1

IV. Hàng tồn kho

1. Hàng tồn kho 45.874.728 3,53 43.814.728 2

V. Tài sản ngắn hạn khác

1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 481.583 0,04 8.292.336 0

3. Tài sản ngắn hạn khác 1.510.000 0,12 7.103.333 0

B - TÀI SẢN DÀI HẠN

I. Tài sản cố định 395.086.580 30,36 959.003.420 34

II. Bất động sản đầu tư

III. Các khoản ĐTTC dài hạn

IV. Tài sản dài hạn khác

2. Tài sản dài hạn khác 5.443.032 0,42 958.100.862 34

NGUỒN VỐN

A - NỢ PHẢI TRẢ

47

1. Vay ngắn hạn

2. Phải trả cho người bán 935.248.001 71,87 978.449.452 34

4. Thuế và các KPN Nhà nước 10.536.294 0,81 13.292.240 0 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 187.500.000 7 II. Nợ dài hạn 1. Vay và nợ dài hạn 84.167.644 6,47 135.344.221 5 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 873.000.000 31

7. LNST chưa phân phối 31.608.883 2,43 112.334.521 4

II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Tổng cộng 1.301.349.532 1.301.349.532 100 100 2.859.810.377 2.859.810.377 100 100

Năm 2011, công ty cổ phần Hevent chủ yếu huy động vốn bằng cách tăng các khoản phải trả người bán, với tỉ trọng chiếm đến 71,87% tổng số vốn huy động trong năm. Việc chiếm dụng được vốn của người bán nhiều như vậy thể hiện công ty đã bước đầu xây dựng được uy tín của mình với các đối tác nhờ tình hình kinh doanh lành mạnh. Bên cạnh đó, vốn huy động cịn đến từ các nguồn quan trọng khác như giảm dự trữ tiền mặt và vay nợ dài hạn với tỉ trọng lần lượt chiếm 17,97% và 6,47%. Như vậy, 96,31% tổng số vốn của cơng ty được hình thành thơng qua các khoản mục này.

Nguồn vốn huy động này được công ty sử dụng chủ yếu vào việc đầu tư vào các khoản phải thu và tài sản cố định, với tỉ trọng đầu tư vào khoản phải thu chiếm 63,35% tổng sử dụng vốn và đầu tư vào tài sản cố định là 30,36%). Có thể thấy rõ ràng kể hoạch sử dụng vốn trong năm 2011 của cơng ty, đó là đầu tư lớn vào các khoản phải thu để tìm kiếm mối quan hệ lâu dài với các khách hàng. Bên cạnh đó, do cơng ty mới thành lập chưa được lâu, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nên cơng ty đã hình thành khá nhiều tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này như xây dựng các kho chứa hàng là máy móc thiết bị y tế, thuê thêm văn phịng do quy mơ cơng ty tăng…

Năm 2012, tương tự như tình hình tạo nguồn và sử dụng vốn trong năm 2011, công ty cũng tạo nguồn vốn chủ yếu bằng cách chiếm dụng vốn của người bán thông qua các khoản phải trả người bán, đạt gần 1.000 tỷ đồng, chiếm 34% tổng số vốn được tạo ra trong năm, tiếp theo đó là trong năm này, các chủ sở hữu công ty đã tăng vốn đầu tư 873 triệu đồng, chiếm 31%. Ngồi ra cịn một số nguồn chính khác như giảm dự trữ tiền mặt, vay nợ ngắn hạn và dài hạn nhưng chỉ chiếm tỉ trọng khá nhỏ. Như vậy, trong năm 2012, công ty vẫn sử dụng lợi thế của mình trong việc chiếm dụng vốn của người bán để thay thế cho nguồn vốn vay ngắn hạn. Điều này là hợp lý bởi phải trả người bán là nguồn vốn có rủi ro ít hơn và bền vững hơn.

Tương ứng với hoạt động tạo nguồn, công ty cổ phần Hevent tiếp tục sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình để đầu tư vào tài sản cố đinh, tài sản dài hạn khác và các khoản phải thu khách hàng với mỗi khoản mục chiếm trên 30% tổng số vốn sử dụng. Như vậy, trong năm 2012, công ty vẫn tiếp tục đầu tư mới tài sản cố định, tài sản dài hạn và tiếp tục đầu tư cho các khoản phải thu. Trong năm này, doanh nghiệp đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị y tế cho phịng khám Y khoa Đơng Á, như máy phân tích huyết học tự động (trị giá 250 triệu đồng), máy phân tích tiểu đường (trị giá 120 triệu đồng) và máy phân tích đơng máu (trị giá 400 triệu đồng).

2.2.3.2. Phân tích cân bằng tài chính

Để phân tích về cân bằng tài chính, cơng ty sử dụng một số chỉ tiêu chính như vốn lưu động thường xuyên, nhu cầu vốn lưu động và vốn bằng tiền (ngân quỹ rịng).

Bâng 2.6: Các chỉ tiêu phân tích cân bẳng tài chính

Năm Cách tính 2010 2011 2012

VLĐ thường xuyên

TS ngắn hạn - Nợ

ngắn hạn 1.759.657.830 1.485.790.809 689.365.270

Nhu cầu VLĐ TS kinh doanh -

Nợ KD 7.388.325 (67.108.725) (425.185.925)

Về vốn lưu động thường xuyên (hay vốn lưu động ròng): Trong cả 3 năm nghiên cứu, vốn lưu động thường xun của cơng ty ln dương, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần, với tốc độ giảm qua các năm lần lượt là 15,56% và 53,6% . Tức là công ty ngày càng giảm sử dụng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Hoạt động tài trợ cho tài sản ngắn hạn bằng nguồn vốn dài hạn là không hợp lý do tài sản ngắn hạn thì khơng sinh lợi hoặc sinh lợi rất thấp trong khi vốn dài hạn lại thường có chi phí cao. Như vậy, việc ngày càng giảm vốn lưu động thường xuyên làm tăng tính sinh lợi, nhưng cũng đồng thời làm tăng rủi ro kinh doanh của công ty.

Về nhu cầu vốn lưu động, ta có thể thấy một điểm thú vị là trong khi năm 2010, nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là khoảng dương 7,4 triệu đồng thì trong năm 2011 và 2012, nhu cầu vốn lưu động đã nhỏ hơn 0 và có xu hướng ngày càng âm nhiều hơn. Như vậy, nếu như trong năm 2010, cơng ty có một phần tài sản kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ 3 thì sang năm 2011 và 2012, tài sản kinh doanh nhỏ hơn nợ kinh doanh, thể hiện phần vốn chiếm dụng được từ bên thứ 3 của công ty (người bán) nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Cuối cùng, chỉ tiêu vốn bằng tiền: Trong cả 3 năm nghiên cứu, vốn bằng tiền của doanh nghiệp luôn dương mặc dù có xu hướng giảm dần. Điều này thể hiện doanh nghiệp có khả năng thanh tốn khá tốt đối với các khoản vay ngân hàng.

2.2.4. Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cơng ty 2.2.4.1. Phân tích cơ cấu các loại doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Để phân tích cơ cấu thu nhập, chi phí, lợi nhuận, cơng ty sử dụng phương pháp phân tích dọc báo cáo kết quả kinh doanh. Bằng phương pháp này, cơng ty có thể đánh giá được chất lượng cũng như tính hợp lý về tỉ trọng của các loại doanh thu, chi phí, lợi nhuận, qua đó nhận xét được hoạt động của doanh nghiệp có lành mạnh, có tập trung vào hoạt động chính hay khơng.

Bảng 2.7: Phân tích cơ cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp

CHỈ TIÊU

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (nghìn VNĐ) Tỉ trọng (%) Số tiền (nghìn VNĐ) Tỉ trọng (%) Số tiền (nghìn VNĐ) Tỉ trọng (%) 1. Doanh thu BH &

CCDV 1.484.636 100 1.944.551 100 3.509.200 100 3. Doanh thu thuần về

BH&CCDV 1.484.636 100 1.944.551 100 3.509.200 100 4. Giá vốn hàng bán 1.191.636 80,26 1.204.451 61,94 2.426.300 69,14 5. Lợi nhuận gộp về BH

& CCDV 293.000 19,74 740.100 38,06 1.082.901 30,86 6. Doanh thu hoạt động

tài chính 125 0,01 252 0,01 169.483 4,83 7. Chi phí tài chính 168 0,01 560 0,03 88.328 2,52 8. Chi phí quản lý kinh

doanh 292.958 19,73 697.647 35,88 722.989 20,60 9. Lợi nhuận thuần từ

HĐKD - - 42.145 2,17 441.066 12,57 10. Thu nhập khác - - - - 141.213 4,02 11. Chi phí khác - - - - 446.116 12,71 12. Lợi nhuận khác - - - - (304.903) -8,69 13. Tổng LN kế toán trước thuế - - 42.145 2,17 136.163 3,88 14. Chi phí thuế TNDN - - 10.536 0,54 34.041 0,97 15. LNST thu nhập doanh nghiệp - - 31.609 1,63 102.122 2,91

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 2)

Từ bảng phân tích trên ta thấy một số nét chính trong sự thay đổi cơ cấu các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Hevent như sau:

Năm 2010, doanh nghiệp khơng có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng như từ hoạt động khác.

Tỉ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của công ty giảm khá nhanh qua các năm: năm 2010, giá vốn hàng bán chiếm đến hơn 80% doanh thu thuần thì đến năm 2011 và 2012, tỉ trọng của khoản mục này lần lượt là 61,94% và 69,14%. Như vậy, chính sách giảm chi phí hàng tồn kho của doanh nghiệp đã phần nào phát huy hiệu quả khi góp phần làm giảm giá vốn hàng bán của mình. Theo đó, quy mơ cũng như tỉ trọng của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng, thể hiện chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao.

Doanh thu và chi phí từ hoạt động tài chính chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với doanh thu thuần (tất cả các số liệu về tỉ trọng của doanh thu và chi phí tài chính đều chỉ chiếm dưới 5% so với doanh thu thuần). Nguyên nhân của việc này là do cơng ty rất ít huy động vốn bằng nguồn vay nợ ngắn hạn cũng như dài hạn, cơng ty cũng ít đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, do đó doanh thu và chi phí tài chính chỉ chiếm tỉ trọng khơng đáng kể so với doanh thu thuần.

Theo đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng khá nhanh về cả quy mô và tỉ trọng, từ việc chỉ chiếm 2,17% vào năm 2011 tăng lên đến 12,57% vào năm 2012. Bên cạnh đó, hoạt động khác khơng có nhiều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty, thể hiện công ty kinh doanh tập trung vào hoạt động chính, khơng có đầu tư trái ngành. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của cơng ty cịn chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với doanh thu thuần (năm 2011, khoản mục này chỉ chiếm 1,63% và đến năm 2012, con số này là 2,91%). Đây là mức rất thấp so với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng lĩnh vực.

Như vậy, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận hơn nếu so sánh với cùng một mức doanh thu, đóng góp nhiều hơn vào lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.2.4.2. Phân tích diễn biến doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Để phân tích diễn biến doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm, công ty sử dụng phương pháp phân tích ngang báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó đưa ra nhận xét về xu hướng tăng trưởng của các khoản mục này nhằm đưa ra các dự báo và giải pháp cho hoạt động trong tương lai.

Bảng 2.8 : Bảng phân tích ngang Báo cáo kết quả kinh doanh

CHỈ TIÊU Năm 2011 so với

2010 Năm 2012 so với 2011 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 459.914.704 30,98 1.564.649.392 80,46

3. Doanh thu thuần về BH &

CCDV 459.914.704 30,98 1.564.649.392 80,46

4. Giá vốn hàng bán 12.814.663 1,08 1.221.848.733 101,44 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng

và CCDV 447.100.041 152,59 342.800.659 46,32

6. Doanh thu hoạt động tài

chính 126.733 101,22 169.230.714 67172,37

7. Chi phí tài chính 392.659 234,37 87.767.800 15667,23 8. Chi phí quản lý kinh doanh 404.688.938 138,14 25.342.260 3,63 9. Lợi nhuận thuần từ

HĐKD 42.145.177 - 398.920.713 946,54

10. Thu nhập khác - - 141.213.272 - 11. Chi phí khác - - 446.116.106 - 12. Lợi nhuận khác - - (304.902.834) - 13. Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 42.145.177 - 94.017.879 223,08

14. Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp 10.536.294 - 23.504.470 223,08 15. Lợi nhuận sau thuế

TNDN 31.608.883 - 70.513.409 223,08

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 2)

Qua bảng phân tích cho ta thấy lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 tăng từ mức 0 của năm 2010 lên 42.145.177 đồng và tăng 223% lên mức hơn 94

triệu đồng vào năm 2012. Nguyên nhân tăng lợi nhuận sau thuế của công ty là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2012 tăng 946,54% so với 2011. Bên cạnh đó, nỗ lực cắt giảm chi phí của doanh nghiệp trong năm 2012 cũng có hiệu rõ rệt, thể hiện ở chi phí quản lý doanh nghiệp có tốc độ tăng năm 2012 chậm hơn hẳn so với năm 2011: năm 2012, tốc độ tăng chi phí này chỉ là 3,63% trong khi doanh thu thuần tăng đến hơn 80% thể hiện doanh nghiệp đã thực hiện rất tốt công tác cắt giảm chi phí; trong khi đó năm 2011, tốc độ tăng chi phí kinh doanh là hơn 138%.

Tóm lại: Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Việc tăng doanh thu, giảm chi phí đầu vào trong quá trình kinh doanh là điều doanh nghiệp đã đạt được và cần phát huy. Tuy nhiên công ty cần quản lý về mặt tài chính, việc huy động vốn và sử dụng vốn tốt hơn để giảm chi phí sử dụng vốn nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Đi sâu tìm hiểu ta được biết chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2012 tăng lên do: năm 2012 công ty tăng cường nguồn vay nợ lên khá nhiều so với năm 2011, và các chi phí mà công ty bỏ ra để thuê thêm và đào tạo đội ngũ cán bộ kĩ thuật và chuyên môn tăng lên so với năm 2011. Cơng ty cần có biện pháp tích cực trong việc mở rộng thị trường kinh doanh nhằm thúc đẩy nhanh thu hồi vốn, tăng doanh thu, giảm chi phí đảm bảo sự tăng trưởng hiệu quả vốn kinh doanh cùng sự phát triển của công ty.

2.2.5. Phân tích các nhóm chỉ số

2.2.5.1. Phân tích hiệu quả hoạt động

Bảng 2.9: Các chỉ số phân tích hiệu quả hoạt động

Chỉ tiêu Cơng thức 2010 2011 2012

Vòng quay các KPT Doanh thu thuần/KPT bình

quân 14,41 4,30 2,72

Kỳ thu tiền bình quân

(ngày) 365 ngày/ Vòng quay KPT 25,32 84,88 134,09

Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/HTK bình

quân 52,51 101,23 52,51

Kỳ luân chuyển HTK

(ngày) 365 ngày/ Vòng quay HTK 6,95 3,61 6,95

Hệ số quay vòng TSCĐ Doanh thu thuần/TSCĐ bình

quân - 9,84 4,01

Hệ số quay vòng tổng TS Doanh thu thuần/Tổng TS

- Vòng quay khoản phải thu và kì thu tiền bình quân ĐVT: nghìn đồng Năm 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%)

Doanh thu thuần 1.484.636 1.944.551 3.509.200 459.914 30,98 1.564.649 80,46

KPT bình quân 103.000 452.192 1.289.175 349.192 339,02 836.983 185,09

Vòng quay KPT 14,41 4,30 2,72 (10,11) (70,17) (1,58) (36,70)

Kì thu tiền BQ 25,32 84,88 134,09 59,56 235,19 49,21 57,98

Từ bảng tính trên đây ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2010-2012, vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm rất nhanh, từ 14,41 vòng/năm vào năm 2010 xuống chỉ cịn 2,72 vịng vào năm 2012. Theo đó, kì thu tiền bình qn của cơng ty cũng tăng một cách nhanh chóng, từ 25,32 ngày lên đến 134,09 ngày trong năm 2012. Những con số này cho thấy công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn khá nhiều, kì thu tiền bình qn rất dài, cơng ty gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi các khoản tiền từ khách hàng của mình. Việc bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều có thể đến từ nguyên nhân là công ty đang muốn mở rộng

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích tài chính công ty cổ phần hevent (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)