Chỉ tiêu Công thức 2010 2011 2012
ROA LNST/Tổng TS 0,00% 1,33% 2,52%
ROE LNST/ VCSH 0,00% 1,74% 4,39%
Để đánh giá một cách tổng quát về khả năng sinh lợi, công ty sử dụng một số chỉ tiêu chính đó là tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA, tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE, tỉ suất doanh lợi doanh thu - ROS và tỉ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Cụ thể về các chỉ tiêu trên được tính trong bảng 2.10. Nhìn chung, các tỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của công ty cổ phần Hevent là rất thấp, đặc biệt do năm 2010, cơng ty khơng có lợi nhuận nên các tỉ số này đều bằng 0%.
- Tỉ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA)
ĐVT: nghìn VND Năm 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) Lợi nhuận sau thuế - 31.609 102.122 31.609 - 70.513 223,08 Tổng TS bình quân 1.826.524 2.370.566 4.051.306 544.042 29,79 1.680.741 70,90 ROA 0,00% 1,33% 2,52% 1,33% 1,19% 89,05
Từ năm 2010, ROA của cơng ty Hevent có xu hướng tăng nhưng với tốc độ thấp và chậm dần. Năm 2011, tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đạt 1,33% và tăng lên mức 2,52% vào năm 2012. So với mức 5% của trung bình ngành thì ROA của cơng ty cổ phần Hevent là rất thấp. Công ty phải cần đầu tư đến 100 đồng vào tài sản mới thu được chưa đến 3 đồng lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu khác như ROE hay ROS cũng ở mức thấp, điều này cho thấy công ty đang quản lý chi phí một cách kém hiệu quả, không phát huy được những lợi thế, điểm mạnh của mình, làm cho kết quả kinh doanh khơng mấy tốt đẹp.
- Tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) ĐVT: nghìn VND Năm 2010 2011 2012 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) LNST 0 31.609 102.122 31.609 - 70.513 223,08 VCSH bình quân 1.800.000 1.815.804 2.324.276 15.804 0,88 508.472 28,00 ROE 0,00% 1,74% 4,39% 1,74% - 2,65% 152,40
Đây là tỉ số mà các nhà đầu tư quan tâm nhất do nó cho biết với 100 đồng họ bỏ vào đầu tư sẽ mang lại bao nhiều đồng lợi nhuận sau thuế. Tỉ số này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình định giá doanh nghiệp và cổ phiếu sau này khi công ty phát hành cổ phiếu.
Tuy nhiên, mặc dù có ý nghĩa quan trọng nhưng tỉ số này ở Hevent lại thường xuyên ở mức thấp. Trong khi mức trung bình ngành là 7,35% thì ở Hevent, ROE chưa bao giờ chạm được tới mốc 5%. Cả 2 tỉ số ROA, ROE đều ở mức thấp hơn nhiều so với trung bình ngành thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh kém hiệu quả. Mặc dù vậy, tình hình có vẻ đang dần khả quan hơn khi chỉ tiêu ROE tuy thấp nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong khi năm 2011, ROE chỉ đạt 1,74% thì năm 2012 đã tăng 152,4% để lên mức 4,39%. Nguyên nhân của việc tăng ROE là do lợi nhuận sau thuế của công ty tăng với tốc độ rất nhanh so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (223,08% so với 28% của vốn chủ sở hữu). Như vậy, nguồn gốc tăng ROE trong năm 2012 là hợp lý và bền vững.
2.3. Đánh giá về tình hình phân tích tài chính cơng ty cổ phần Hevent
2.3.1. Những kết quả đạt được
Công ty cổ phần Hevent là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên chiến lược hoạt động mà cơng ty đề ra và tập trung đó là cắt giảm chi phí và mở rộng thị phần, đồng thời tìm kiếm nguồn vốn kinh doanh để gia tăng vốn. Là một công ty nhỏ, mới thành lập, trong điều kiện cở sở vật chất, điều kiện về vốn cũng như kinh nghiệm thực tế cịn ít, việc phân tích tài chính ở cơng ty cùng với những
kết quả phân tích chỉ là tài liệu tham khảo cho định hướng của công ty chứ chưa mang tính quyết định. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp khác, cơng tác phân tích tài chính của cơng ty cũng đạt được một số kết quả nhất định trên các khía cạnh sau:
Về tổ chức nhân sự:
Hàng năm, nhân viên phịng tài chính kế tốn dưới sự chỉ đạo của kế tốn
trưởng đều thực hiện phân tích tài chính dựa trên các báo cáo tài chính. Từ đó, các nhân viên phịng tài chính kế tốn thực hiện tính tốn, so sánh và rút ra nhận xét về các chỉ tiêu tài chính nhằm giúp giám đốc nắm được các thơng tin về tình hình tài chính của Cơng ty, đồng thời đề xuất phương án khắc phục, định hướng hoạt động kì tiếp theo của doanh nghiệp. Mặt khác ban giám đốc cũng rất quan tâm đến việc phân tích tài chính, thường xuyên chỉ đạo đôn đốc phịng tài chính kế tốn thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình.
Về phương pháp phân tích:
Cơng ty cổ phần Hevent lựa chọn sử dụng phương pháp phân tích so sánh và phân tích tỷ lệ để phân tích, xử lý số liệu, từ đó đưa ra những tính tốn, nhận xét, đánh giá về sự biến động của các chỉ tiêu về chiều ngang lẫn chiều dọc, bộ phận so với tổng thể, những nguyên nhân ảnh hưởng để có quyết định cho hoạt động năm tiếp theo. Phương pháp mà công ty lựa chọn trên đây được đánh giá là phù hợp với mục tiêu, yêu cầu phân tích, phù hợp với điều kiện của cơng ty và có hiệu quả kinh tế.
Về nội dung phân tích:
Thứ nhất, những đánh giá tổng kết của q trình phân tích đã giúp Giám
đốc tài chính có thể đánh giá được một cách cơ bản và tổng quát về tình hình tài chính của cơng ty. Đặc biệt, khi nghiên cứu các tỉ số về khả năng thanh toán, khả năng sinh lời của doanh nghiệp và so sánh nó với các tỉ số trên của trung bình ngành, ta có thể đánh giá chính xác hơn cũng như biết được vị thế tài chính của doanh nghiệp trên thị trường. Bên cạnh đó, việc phân tích về cơ cấu vốn sẽ giúp
công ty thường xuyên theo dõi được tỉ trọng các loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, từ đó nghiên cứu, đánh giá xem cơ cấu vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay khơng, có đúng với định hướng và kế hoạch đã đề ra hay khơng, hoặc là cơng ty có khai thác hiệu quả các nguồn vốn huy động được hay khơng, từ đó sẽ đề xuất các kiến nghị để có hướng khắc phục kịp thời những bất cập đó.
Thứ hai, bằng việc phân tích tài chính, cơng ty có thể xác định được những
điểm mạnh, điểm yếu, những đặc điểm riêng có của mình, từ đó có những phương án thích hợp để phát huy những tiềm năng, điểm mạnh sẵn có và khắc phục những điểm yếu của mình trước khi bị những đối thủ cạnh tranh trực tiếp phát hiện và lợi dụng.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù cơng tác phân tích tài chính đã cung cấp cho các nhà quản trị tài chính, các chủ đầu tư và các đối tượng có quan tâm những tài liệu quan trọng nhất để có cái nhìn tồn diện nhất về tình hình tài chính của cơng ty nhưng cũng khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
2.3.2.1. Những hạn chế
Hoạt động phân tích tài chính của cơng ty cịn tồn tại một số hạn chế vừa mang tính đặc thù của một doanh nghiệp nhỏ, vừa mang nhưng nét riêng, gắn liền với đặc điểm của cơng ty như sau:
Về quy trình phân tích
Do quy mơ doanh nghiệp nhỏ, chi phí cho việc phân tích tài chính cịn eo hẹp nên cơng ty chưa có điều kiện xây dựng cho mình một kế hoạch, quy trình phân tích cụ thể và đúng chuẩn. Hơn nữa, đội ngũ quản lý của công ty vẫn chưa nhận thức được sự cần thiết của việc phân tích tài chính đối với sự thành cơng của cơng ty nên hoạt động phân tích chưa được quản lý và theo dõi sát sao để đạt hiệu quả tốt nhất.
Về thơng tin sử dụng trong phân tích
Cơng ty cổ phần Hevent là một doanh nghiệp nhỏ, lại chưa đủ điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng, công ty cũng không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) và cũng rất ít quan tâm đến thuyết minh báo cáo tài chính nên thơng tin sử dụng trong phân tích chủ yếu chỉ đến từ 2 báo cáo tài chính cịn lại là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Do chỉ phân tích chủ yếu dựa trên thơng tin của hai báo cáo tài chính này nên kết quả phân tích nhiều khi khơng đáp ứng được yêu cầu của một số đối tượng, đặc biệt là đối tượng quan tâm nhiều đến dịng tiền của cơng ty, ví dụ như các ngân hàng thương mại, các chủ nợ.
Về việc đưa ra kết luận từ kết quả phân tích:
Có thể nói việc phân tích tài chính của cơng ty cịn mang tính hình thức, các chỉ tiêu được tính tốn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa đủ căn cứ để đưa ra kết luận. Các chỉ tiêu được tính tốn ra nhưng chưa được đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau dẫn đến các kết luận đưa ra mang tính một chiều, thiếu tính tồn diện và kết quả là các quyết định tài chính thiếu tính chính xác so với thực tế. Từ đó dẫn đến các giải pháp kiến nghị và kế hoạch tài chính đưa ra còn sơ sài, chưa sâu, làm ảnh hưởng đến chất lương phân tích, hiệu quả kinh doanh của cơng ty.
Bên cạnh đó, việc phân tích tài chính ở cơng ty cổ phần Hevent mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các số liệu trong quá khứ để phản ánh thực trạng tài chính, chứ chưa quan tâm đến phân tích đánh giá những rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp phải đối mặt và cơng tác dự báo cịn nhiều hạn chế, thơng tin dự báo còn thiếu tin cậy.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân khách quan
- Do những thay đổi liên tục trong chế độ kế tốn doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc phản ánh các khoản mục trong các báo cáo tài chính. Sự thiếu nhất quán này cũng gây nhiều khó khăn cho hoạt động phân tích tài chính của doanh nghiệp.
- Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh tài chính chưa phải là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam, đó cũng là nguyên nhân gây nên thiếu thông tin trong cơng tác phân tích tài chính.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài khiến các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động huy động vốn, do đó cơng tác phân tích tài chính phần nào đó ít được quan tâm hơn trước.
Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân quan trọng nhất xuất phát từ phía bản thân cơng ty đó là đánh giá thấp tầm quan trọng của cơng tác phân tích tài chính đối với sự tồn tại và phát triển của mình. Vì khơng được quan tâm đúng mức, việc phân tích tài chính khơng được chỉ đạo, đôn đốc tiến hành một cách thường xuyên mà chỉ được thực hiện khi cần thiết. Do đó, thơng tin sử dụng trong phân tích có thể khơng được tập hợp một cách thường xuyên liên tục, dẫn đến thiếu chính xác và ảnh hưởng tới kết quả phân tích sau này.
- Quy trình phân tích cịn bị giản lược, chưa thực hiện đầy đủ tất cả các bước của quy trình phân tích tài chính, dẫn đến nguồn thơng tin dùng để phân tích khơng được thu thập đầy đủ và chính xác. Thơng tin trong phân tích tài chính là rất quan trọng, nếu khơng thể có được số liệu chính xác phản ảnh thực tế tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp thì những kết quả có được từ q trình phân tích sẽ khơng có ý nghĩa đối với việc đưa ra quyết định và dự báo.
- Trong cơng tác phân tích tài chính, hầu như Cơng ty chỉ quan tâm đến thông tin trong các báo cáo tài chính mà chưa chú trọng thu thập các thông tin khác, nhất là những thơng tin bên ngồi doanh nghiệp và các thông tin về môi trường kinh doanh, việc cập nhật thơng tin cịn nhiều hạn chế, không liên tục, chưa đầy đủ, không kịp thời.
- Công ty cổ phần Hevent chưa có cán bộ chuyên trách phân tích tài chính, mà thường do bộ phận kế tốn đảm nhiệm. Do đó sự khơng đồng đều về trình độ chun mơn của các cán bộ phân tích tài chính trong cơng ty cùng với những hạn chế trong các phương pháp được lựa chọn để phân tích là một nguyên nhân dẫn đến hiệu quả phân tích tài chính khơng cao như mong đợi. Bên cạnh đó, trong các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thường hiểu kế tốn và tài chính là trùng nhau nên phân tích tài chính khơng được thực hiện theo đúng nghĩa của nó. Trình độ cán bộ phân tích cịn hạn chế trong việc sử dụng các kỹ thuật cơng cụ phân tích tài chính đồng thời thiếu các công cụ chuyên dụng đã gây khó khăn cho cơng tác phân tích tài chính.
3. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN HEVENT
3.1. Định hướng, mục tiêu hoạt động của công ty cổ phần Hevent
3.1.1. Chiến lược kinh doanh
Với slogan “Stamp on each step – Dấu ấn trên mỗi chặng đường”, công ty cổ phần Hevent đang nỗ lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình để ngày càng khẳng định thương hiệu cũng như chỗ đứng trên thị trường cung cấp các dịch vụ và thiết bị y tế cao cấp. Công ty đề ra chủ trương như sau: Doanh thu phải tăng tối thiểu 50%/năm từ mức 3.509 triệu VND vào năm 2012; lương bình quân của cán bộ công nhân viên công ty đạt từ 3-3,5 triệu đồng/tháng; lợi nhuận sau thuế tăng trưởng với tốc độ 15%/năm.
Với sứ mệnh hoạt động vì sức khỏe cộng đồng, bên cạnh những thành cơng đã đạt được, cơng ty cổ phần Hevent cịn đặt ra nhiều mục tiêu lớn trong lương lai nhằm ngày càng mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, dần trở thành công ty lớn về lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế hiện đại, đồng thời thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh có uy tín, chất lượng.
Hết năm 2013, cơng ty có kế hoạch tăng quy mơ tổng nguồn vốn lên đến 8 tỷ đồng, trở thành một doanh nghiệp có hoạt động tương đối ổn định và lành mạnh.
Hết năm 2014, công ty dự kiến sẽ mở rộng quy mô lao động lên đến khoảng 200 người (hiện nay là 69 người), tiến hành thâm nhập sâu vào thị trường cung cấp thiết bị và dịch vụ y tế trên địa bàn Hà Nội, trở thành nhà cung cấp chiến lược của các trung tâm y tế, bệnh viện lớn trên địa bàn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108…
Đến năm 2016 công ty sẽ nỗ lực để đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của pháp luật và của nội bộ cơng ty, bên cạnh đó là dựa vào chiến lược về huy động và sử dụng vốn, công ty sẽ thực hiện phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng để đáp ứng nhu cầu vốn của mình.
Đến đầu năm 2018, khi đạt được một số điều kiện cần thiết về vốn, lao động và trình độ, cơng ty có kế hoạch mở phịng khám y khoa tại Hà Nội, với mơ hình như phịng khám y khoa Đơng Á mà công ty đã thành lập và hoạt động có hiệu quả tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.1.2. Chiến lược cạnh tranh
Công ty quyết định tiếp tục sử dụng chiến lược cắt giảm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá so với đối thủ; bên cạnh đó chấp nhận tăng chi phí bán hàng, quảng cáo nhằm mở rộng doanh thu, chiếm lĩnh thị trường. Theo đó, chiến lược cạnh tranh được cụ thể hóa như sau:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì chính sách dự trữ ít hàng tồn kho, một mặt giảm