2.2. Thực trạng tình hình phân tích tài chính tại cơng ty cổ phần Hevent
2.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn
Khi phân tích bảng cân đối kế tốn nói chung và phân tích nguồn vốn nói riêng, cơng ty sử dụng phương pháp so sánh theo chiều dọc (phân tích cơ cấu) và theo chiều ngang (phân tích biến động) một số khoản mục quan trọng nhằm chỉ ra xu hướng thay đổi về quy mô, tỉ trọng và nguyên nhân của những sự thay đổi đó.
Một số khoản mục về nguồn vốn mà công ty quan tâm nhất đó là: nợ phải trả, trong đó quan trọng nhất là phải trả người bán và vay ngắn hạn; vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn cơng ty Hevent
CHỈ TIÊU 31/12/2010 21/12/2011 31/12/2012 30/6/2013
A - NỢ PHẢI TRẢ 2,16% 36,87% 45,84% 53,39%
I, Nợ ngắn hạn 2,16% 33,97% 41,62% 49,86%
1, Vay ngắn hạn 15,56% 18,65% 26,08%
2, Phải trả cho người bán 2,16% 18,05% 18,91% 16,94% 4, Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước 0,36% 0,46% 0,43% 7 Khoản phải trả ngắn hạn khác 3,60% 6,41% II, Nợ dài hạn 2,90% 4,22% 3,53% 1, Vay và nợ dài hạn 2,90% 4,22% 3,53% B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 97,84% 63,13% 54,16% 46,61% I, Vốn chủ sở hữu 97,84% 63,13% 54,16% 46,61%
1, Vốn đầu tư của CSH 97,84% 62,04% 51,39% 43,04%
7, LNST chưa phân phối 1,09% 2,77% 3,56%
TỔNG NGUỒN VỐN 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Bảng cân đối kế tốn CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 1)
Bảng 2.1 thể hiện cơ cấu các khoản mục nguồn vốn của công ty cổ phần Hevent vào các thời điểm cuối năm 2010, 2011, 2012 và cuối tháng 6 năm 2013.
Dựa vào bảng trên có thể thấy rõ xu hướng thay đổi cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, đó là ngày càng tăng tỉ trọng nợ phải trả, đồng thời giảm tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn.
Cuối năm 2010, nợ phải trả của doanh nghiệp chỉ chiếm 2,16% trên tổng nguồn vốn, đây có thể coi là một con số rất thấp, gần như doanh nghiệp chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu để kinh doanh. Mặt khác, nợ phải trả trong năm 2010 chỉ gồm một nguồn duy nhất đó là phải trả người bán. Điều này có thể được lý giải rằng với thời gian thành lập mới từ tháng 5/2009, doanh nghiệp chưa tạo được uy tín để có thể vay vốn dưới hình thức vay ngắn hạn hoặc dài hạn, cũng như chưa đủ
năng lực nhận được nhiều gói thầu lớn nên nhu cầu vốn của doanh nghiệp không nhiều. Do đó, trong năm này, doanh nghiệp chỉ huy động nguồn nợ từ việc mua chịu hàng hóa của các nhà cung cấp, với số tiền 39.785.311 đồng. Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng chính là số vốn góp ban đầu của các chủ sở hữu (1,8 tỉ đồng), khơng có các nguồn khác, khơng có lợi nhuận giữ lại. Như vậy, cơ cấu vốn của doanh nghiệp năm 2010 khá đơn giản, chỉ chủ yếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu có chi phí cao, khơng tận dụng được hết ưu thế của nhiều nguồn huy động khác nhau.
Kể từ năm 2011 trở đi, công ty bắt đầu thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng rất nhanh tỉ trọng của nợ và giảm tỉ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn. Năm 2011, thay vì một cơ cấu vốn đơn giản và sử dụng gần như chỉ có vốn chủ sở hữu của năm 2010, công ty đã tăng tỉ trọng nợ lên đến 36,87%, trong đó cơng ty chủ yếu tăng các khoản vay ngắn hạn và mua chịu của nhà cung cấp. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu giảm xuống cịn 63,13% và có xuất hiện thêm phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Tuy tỉ trọng lợi nhuận giữ lại trên tổng nguồn vốn khá nhỏ (chỉ chiếm 1,09%) nhưng điều này đánh dấu mốc bắt đầu có lợi nhuận của cơng ty.
Cũng theo xu hướng của năm 2011, năm 2012 cũng chứng kiến sự thay đổi tương tự trong cơ cấu vốn của công ty: tỉ trọng nợ phải trả tiếp tục tăng, đạt 45,84%, vốn chủ sở hữu chỉ còn chiếm 54,16%, lợi nhuận sau thuế của năm này tiếp tục được giữ lại để bổ sung nguồn vốn trang trải cho hoạt động kinh doanh, khiến lợi nhuận tích lũy tăng lên thành hơn 112,3 triệu VND, đạt 2,77% trên tổng nguồn vốn.
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn công ty cổ phần Hevent
Nguồn: Bảng cân đối kế tốn CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 1)
Cụ thể, nếu như trong năm 2010, công ty gần như không sử dụng đến nguồn vốn nợ thì kênh huy động vốn này lại được doanh nghiệp khai thác ngày càng nhiều vào các năm tiếp sau đó. Cụ thể, tỉ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn năm 2011 tăng rất nhanh, chiếm 36,87%. Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng cùng chung xu hướng tăng cả quy mô và tỉ trọng nợ của công ty, với cuối năm 2012 đạt 45,84%, 30/6/2013 đạt 53,39%. Trong đó, kể từ năm 2011, cơng ty đã tiếp cận được nguồn vốn vay nợ ngắn hạn và cả vay nợ dài hạn, mặc dù quy mô và tỉ trọng nợ dài hạn thấp hơn rất nhiều so với nợ ngắn hạn: đến 30/6/2013, trong khi tỉ lệ nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn là 49,86%, nợ dài hạn chỉ chiếm 3,53%, cao nhất kể từ khi công ty được thành lập. Từ đây có thể thấy uy tín, tình hình kinh doanh của cơng ty đã có những chuyển biến tốt đẹp, giúp cho cơng ty có thể tiếp cận được nguồn vốn vay, đặc biệt là vay ngân hàng.
Như vậy, nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, doanh nghiệp chủ yếu tạo vốn bằng cách tăng nợ phải trả, trong đó tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn như vay ngắn hạn, phải trả người bán, bên cạnh đó nợ dài hạn và vốn
97.84% 63.13% 54.16% 46.61% 37.92% 2.16% 33.97% 41.62% 49.86% 54.63% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu
chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng nhưng khá chậm. Kết quả là, quy mô tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm 30/6/2013 đã tăng gấp 3,38 lần (tức là tăng 238% ) so với cuối năm 2010.
Phân tích diễn biến nguồn vốn
Bảng 2.2: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn
Chỉ tiêu 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chênh lệch (VND) Tỉ lệ (%) Chênh lệch (VND) Tỉ lệ (%) A - NỢ PHẢI TRẢ 1.029.951.939 2589 1.314.585.913 123 I, Nợ ngắn hạn 945.784.295 2377 1.179.241.692 120 1, Vay ngắn hạn 437.426.235 3132 518.444.582 115 2, Phải trả cho người bán 497.821.766 1928 460.004.870 88 4, Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 10.536.294 13.292.240 7, Các khoản phải trả ngắn hạn khác 187.500.000 II, Nợ dài hạn 84.167.644 135.344.221 1, Vay và nợ dài hạn 84.167.644 135.344.221 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 31.608.883 1,76 985.334.521 53,80 I, Vốn chủ sở hữu 31.608.883 1,76 985.334.521 53,80 1, Vốn đầu tư của CSH 873.000.000 48,50 7, LNST chưa phân phối 31.608.883 112.334.521 II,Quỹ khen thưởng phúc lợi TỔNG NGUỒN VỐN 1.061.560.822 57,70 2.299.920.434 79,27
Nguồn: Bảng cân đối kế tốn CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 1)
Bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng từng chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, năm nay so với năm trước trong 3 năm từ 2010 đến năm 2012.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng tăng rất nhanh của chỉ tiêu nợ phải trả, với năm 2011 tăng 2589% so với 2010, năm 2012 tăng với tốc độ chậm lại, nhưng cũng đạt tốc độ rất cao: tăng 123% so với năm 2011 và chỉ 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này đã tăng 39% so với thời điểm cuối năm 2012, công ty bước vào
giai đoạn ổn định và duy trì hệ số nợ. Ở đây có thể nhận thấy xu hướng thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Bằng cách tăng nhanh quy mô nợ, công ty đã tăng hệ số nợ lên cao hơn rất nhiều, làm tăng địn bẩy tài chính nhằm khuếch đại lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Việc tăng tỉ số nợ được đóng góp chủ yếu bởi việc tăng quy mô nợ ngắn hạn, trong đó quan trọng nhất là tăng các khoản phải trả người bán và vay ngắn hạn.
Trong khi tỉ trọng cũng như quy mô nợ tăng rất nhanh trong giai đoạn mới thành lập này thì quy mơ vốn chủ sở hữu lại tăng khá chậm. Các chủ sở hữu công ty chỉ bổ sung vốn góp một lần vào năm 2012, cịn lại nguồn hình thành vốn chủ sở hữu tăng thêm chỉ lấy từ lợi nhuận sau thuế. Cơng ty khơng có chính sách chi trả cổ tức cho các cổ đơng mà dùng tồn bộ phần lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Tuy nhiên, do đặc điểm của một doanh nghiệp mới thành lập chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, lợi nhuận sau thuế khơng lớn và số vốn góp vào cũng tăng không nhiều nên quy mô vốn chủ sở hữu của công ty tăng rất chậm: năm 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 2%, năm 2012 là 54% (chủ yếu nhờ bỏ thêm vốn góp) và 6 tháng đầu năm 2013 cũng chỉ ở mức 3%.