Chỉ tiêu 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Chênh lệch (VND) Tỉ lệ (%) Chênh lệch (VND) Tỉ lệ (%) A - NỢ PHẢI TRẢ 1.029.951.939 2589 1.314.585.913 123 I, Nợ ngắn hạn 945.784.295 2377 1.179.241.692 120 1, Vay ngắn hạn 437.426.235 3132 518.444.582 115 2, Phải trả cho người bán 497.821.766 1928 460.004.870 88 4, Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 10.536.294 13.292.240 7, Các khoản phải trả ngắn hạn khác 187.500.000 II, Nợ dài hạn 84.167.644 135.344.221 1, Vay và nợ dài hạn 84.167.644 135.344.221 B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 31.608.883 1,76 985.334.521 53,80 I, Vốn chủ sở hữu 31.608.883 1,76 985.334.521 53,80 1, Vốn đầu tư của CSH 873.000.000 48,50 7, LNST chưa phân phối 31.608.883 112.334.521 II,Quỹ khen thưởng phúc lợi TỔNG NGUỒN VỐN 1.061.560.822 57,70 2.299.920.434 79,27
Nguồn: Bảng cân đối kế tốn CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 1)
Bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng từng chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, năm nay so với năm trước trong 3 năm từ 2010 đến năm 2012.
Ta có thể dễ dàng nhận thấy xu hướng tăng rất nhanh của chỉ tiêu nợ phải trả, với năm 2011 tăng 2589% so với 2010, năm 2012 tăng với tốc độ chậm lại, nhưng cũng đạt tốc độ rất cao: tăng 123% so với năm 2011 và chỉ 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này đã tăng 39% so với thời điểm cuối năm 2012, công ty bước vào
giai đoạn ổn định và duy trì hệ số nợ. Ở đây có thể nhận thấy xu hướng thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Bằng cách tăng nhanh quy mô nợ, công ty đã tăng hệ số nợ lên cao hơn rất nhiều, làm tăng địn bẩy tài chính nhằm khuếch đại lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận cho các chủ sở hữu. Việc tăng tỉ số nợ được đóng góp chủ yếu bởi việc tăng quy mô nợ ngắn hạn, trong đó quan trọng nhất là tăng các khoản phải trả người bán và vay ngắn hạn.
Trong khi tỉ trọng cũng như quy mô nợ tăng rất nhanh trong giai đoạn mới thành lập này thì quy mơ vốn chủ sở hữu lại tăng khá chậm. Các chủ sở hữu công ty chỉ bổ sung vốn góp một lần vào năm 2012, cịn lại nguồn hình thành vốn chủ sở hữu tăng thêm chỉ lấy từ lợi nhuận sau thuế. Cơng ty khơng có chính sách chi trả cổ tức cho các cổ đơng mà dùng tồn bộ phần lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Tuy nhiên, do đặc điểm của một doanh nghiệp mới thành lập chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, lợi nhuận sau thuế khơng lớn và số vốn góp vào cũng tăng không nhiều nên quy mô vốn chủ sở hữu của công ty tăng rất chậm: năm 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 2%, năm 2012 là 54% (chủ yếu nhờ bỏ thêm vốn góp) và 6 tháng đầu năm 2013 cũng chỉ ở mức 3%.
2.2.2. Phân tích tình hình tài sản
Cũng như phân tích nguồn vốn đã trình bày ở trên, đối với tài sản, công ty cũng chỉ quan tâm đến một số khoản mục chính của tài sản như tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu khách hàng, hàng tồn kho và tài sản cố định. Vì các khoản mục tài sản của một công ty là rất đa dạng, do đó nếu phân tích hết tất cả sẽ gây tốn kém thời gian và chi phí. Mặt khác, có một số khoản mục ảnh hưởng không lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên không cần thiết phải đưa vào phân tích để tránh gây lãng phí nguồn lực và làm lỗng thơng tin phân tích.
Phân tích cơ cấu tài sản