Phân tích tình hình tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích tài chính công ty cổ phần hevent (Trang 47 - 53)

2.2. Thực trạng tình hình phân tích tài chính tại cơng ty cổ phần Hevent

2.2.2. Phân tích tình hình tài sản

Cũng như phân tích nguồn vốn đã trình bày ở trên, đối với tài sản, công ty cũng chỉ quan tâm đến một số khoản mục chính của tài sản như tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu khách hàng, hàng tồn kho và tài sản cố định. Vì các khoản mục tài sản của một công ty là rất đa dạng, do đó nếu phân tích hết tất cả sẽ gây tốn kém thời gian và chi phí. Mặt khác, có một số khoản mục ảnh hưởng không lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên không cần thiết phải đưa vào phân tích để tránh gây lãng phí nguồn lực và làm lỗng thơng tin phân tích.

Phân tích cơ cấu tài sản

Bảng 2.3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản

ĐVT: % Chỉ tiêu Cuối 2010 Cuối 2011 Cuối 2012 30/6/2013 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 97,81 85,18 62,05 58,19 I, Tiền và các khoản tương đương tiền 95,24 53,52 29,12 31,25 1, Tiền mặt tại quỹ 95,16 52,28 23,28 21,41 2, Tiền gửi Ngân hàng 0,08 1,24 5,84 9,84 II, Đầu tư tài chính ngắn hạn III, Các khoản phải thu ngắn hạn 2,17 29,79 31,03 25,25 1, Phải thu của khách hàng 28,41 32,95 25,25 3, Các khoản phải thu khác 2,17 1,38 IV, Hàng tồn kho 1,58 1,54 1,37 1, Hàng tồn kho 1,58 1,54 1,37 V, Tài sản ngắn hạn khác 0,39 0,28 0,36 0,33 1, Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 0,39 0,23 0,29 0,31 3, Tài sản ngắn hạn khác 0,05 0,07 0,02 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 2,19 14,82 37,95 41,81 I, Tài sản cố định 13,62 35,64 39,22 1, Nguyên giá 13,62 41,87 49,15 IV, Tài sản dài hạn khác 2,19 1,20 2,31 2,58 1, Phải thu dài hạn 2, Tài sản dài hạn khác 2,19 1,20 2,31 2,58

Nguồn: Bảng cân đối kế tốn CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 1)

Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy rằng cơng ty đang sử dụng khá nhiều vốn để tài trợ cho nhu cầu về tài sản ngắn hạn của mình: tỉ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản ln đạt mức khá cao nhưng có xu hướng giảm nhanh chóng. Trong khi vào thời điểm cuối năm 2010, tài sản ngắn hạn chiếm đến 97,81% tổng tài sản thì con số này tính đến ngày 30/6/2012 chỉ cịn 58,19%. Đặc điểm của một công ty

hoạt động trong lĩnh vực thương mại là tài sản dài hạn thường được đầu tư ít hơn nhiều so với các tài sản ngắn hạn vì chủ yếu doanh nghiệp có ít nhu cầu về tài sản cố định hơn so với giá trị hàng hóa mua bán. Tuy nhiên, do công ty đang trong giai đoạn mới thành lập nên số vốn cần chi để mua sắm và xây dựng mới tài sản cố định là khá lớn.

Nhìn vào sự thay đổi về tỉ trọng của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn, có thể thấy rõ những xu hướng trái ngược nhau về tỉ trọng của chúng trong tổng tài sản. Nếu như tỉ trọng tiền và các khoản tương đương tiền ngày càng giảm, với năm 2010 đạt đến 95,24% tổng tài sản, con số này đến năm 2012 chỉ còn 29,12% và đạt tăng nhẹ lên mức 31,25% tổng tài sản vào ngày 30/6/2013 thì thực tế lại ghi nhận mức độ tăng trưởng khá ổn định và nhanh chóng của tỉ trọng các khoản phải thu ngắn hạn. Có thể thấy bước chuyển biến rõ rệt trong thay đổi cơ cấu tài sản của cơng ty, từ đó nhìn ra chiến lược mở rộng quan hệ đối tác cũng như tìm kiếm thêm nhiều khách hàng tiềm năng của công ty trong những năm gần đây. Trái ngược với sự thay đổi cơ cấu rõ rệt của tiền và các khoản tương đương tiền cùng với khoản phải thu đã nói ở trên, tỉ trọng hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng khá ổn định và đạt tỉ trọng rất thấp, chưa đến 2% trong suốt thời kì nghiên cứu.

Về tài sản dài hạn, như đã phân tích ở trên, đây là khoảng thời gian cơng ty dành khá nhiều nguồn lực tài chính của mình để đầu tư vào tài sản cố định, do đó tỉ trọng tài sản trên tổng tài sản nói chung cũng như trên tài sản dài hạn nói riêng tăng khá nhanh (trong năm 2010 doanh nghiệp chưa xây dựng và sử dụng tài sản cố định nhưng đến năm 2011, khoản mục này đã chiếm đến 13,62% tổng tài sản, tức là khoảng 92% trong tổng tài sản dài hạn; đến năm 2012, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và nâng tỉ trọng tài sản cố định lên đến 35,64%) và đang có xu hướng dần đi vào ổn định khi doanh nghiệp đã huy động được vốn đầu tư đủ cho nhu cầu kinh doanh.

Tóm lại, cơng ty cổ phần Hevent đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, cơng ty tăng khá nhanh tài sản và nguồn vốn qua các năm, đồng thời tỉ trọng nợ phải trả - vốn chủ sỡ hữu cũng như tỉ trọng nợ ngắn hạn – nợ dài hạn

cũng đang thay đổi dần để đạt được cơ cấu vốn cũng như cơ cấu tài sản mục tiêu đề ra. Mặt khác, kế hoạch công ty đặt ra cho mỗi năm là khá thực tế theo nhu cầu phát triển cũng như tình hình hiện tại của cơng ty, góp phần nhanh chóng cải thiện tình hình tài chính của cơng ty theo hướng hợp lý và hiệu quả hơn.

Phân tích tình hình biến động tài sản

Bảng 2.4: Bảng phân tích biến động tài sản

Chỉ tiêu

2011 so với 2010 2012 so với 2011 Nửa đầu

2013 so với 2012(%) Chênh lệch (VND) Tỉ lệ (%) Chênh lệch (VND) Tỉ lệ (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 671.917.274 37,34 755.816.152 30,58 11,98

I, Tiền và các khoản tương

đương tiền (199.369.970) -11,38 (38.348.340) -2,47 28,13

1, Tiền mặt tại quỹ (233.864.094) -13,36 (306.075.214) -20,18 9,79

2, Tiền gửi Ngân hàng 34.494.124 2358 267.726.874 745 101,27

III, Các KPT ngắn hạn 824.384.100 2061 749.583.551 86,72 -2,85 1, KPT khách hàng 824.384.100 889.583.551 107 -8,52 3, Các KPT khác 0,00 (40.000.000) -100 IV, Hàng tồn kho 45.874.728 34.185.272 74,52 6,28 1, Hàng tồn kho 45.874.728 34.185.272 74,52 6,28 V, Tài sản ngắn hạn khác 1.028.417 14,34 10.395.669 127 8,71

1, ThuếGTGT được khấu trừ (481.583) -6,71 8.292.336 124 28,14

3, Tài sản ngắn hạn khác 1.510.000 2.103.333 139 -71,88

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 389.643.548 966 1.544.104.282 359 31,51

I, Tài sản cố định 395.086.580 1.458.703.420 369 31,39

1, Nguyên giá 395.086.580 1.782.644.372 451 40,15

2, Giá trị hao mòn luỹ kế (323.940.952) 90,26

IV, Tài sản dài hạn khác (5.443.032) -13,49 85.400.862 245 33,35

2, Tài sản dài hạn khác (5.443.032) -13,49 85.400.862 245 33,35

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.061.560.822 57,70 2.299.920.434 79,27 19,40

Nguồn: Bảng cân đối kế tốn CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 1)

Từ các thông tin trong bảng trên, ta có thể nhận thấy quy mơ tổng tài sản, trong đó gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng lại có xu hướng giảm dần.

Về quy mô tổng tài sản, tổng tài sản của cơng ty có xu hướng tăng khá nhanh qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tổng tài sản của công ty là 1.839.785.311VND, một con số rất khiêm tốn nhưng chỉ trong năm 2011, tổng tài sản đã tăng 57,7% lên mức gần 3 tỉ đồng. Và cứ theo đà tăng đó, quy mô công ty ngày càng mở rộng và đến thời điểm ngày 30/6/2013, con số này đã đạt 6.210.059.947 VND.

Biều đồ 2.7: Phân tích biến động một số khoản mục tài sản quan trọng ĐVT: VND ĐVT: VND

Nguồn: Bảng cân đối kế toán CTCP Hevent (trích dẫn tại phụ lục 1)

Về tài sản ngắn hạn, quy mô của khoản mục này trong tài sản có tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay là vào khoảng 24,6% và có xu hướng tăng chậm dần, với năm 2013 đạt 12% . Trong đó, khoản mục đóng góp nhiều nhất vào sự tăng của tài sản ngắn hạn đó là tiền gửi ngân hàng và các khoản thu ngắn hạn (đặc biệt là trong năm 2011 và 2012) và tài sản ngắn hạn khác.

Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty từ 2010 đến năm 2012 có xu hướng giảm nhẹ về quy mơ – năm 2011 và 2012 giảm lần lượt 11,4% và 2,5%, sau đó tăng trở lại trong 6 tháng đầu năm 2013 (28,1%, đạt mức gần 2 tỷ đồng). Điều này cho thấy công ty đã quan tâm đến việc cải thiện khả năng thanh toán,

- 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 3,000,000,000

Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho

chuyển hướng sang dự trữ nhiều tiền mặt hơn nhằm phục vụ nhu cầu kinh doanh cũng như đầu tư của mình. Bên cạnh đó, trong khi quy mơ tiền mặt nhìn chung có xu hướng giảm thì tiền gửi ngân hàng lại tăng khá nhanh. Đây là dấu hiệu tích cực trong việc cải thiện điều kiện thanh toán của cơng ty: chuyển dịch sang thanh tốn qua ngân hàng, ít sử dụng tiền mặt nhằm giảm chi phí cất trữ, chi phí cơ hội của việc giữ tiền trong két cũng như rút ngắn thời gian thanh tốn, giúp tiết kiệm chi phí, tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng và có thể quay vịng vốn nhanh hơn.

Một số khoản mục quan trọng khác cũng đóng góp nhiều vào thay đổi quy mơ tài sản ngắn hạn đó là các khoản phải thu và hàng tồn kho. Khoản phải thu của công ty tăng rất mạnh, đặc biệt trong năm 2011 (tăng 2357,7% so với năm 2010) và năm 2012, sau đó giảm nhẹ (khoảng 2,9%) trong 6 tháng đầu năm 2013. Trong những năm đầu của q trình kinh doanh mà cơng ty đang trải qua hiện nay, cơng ty có chiến lược tăng bán chịu cho khách hàng, nới lỏng thời hạn thanh toán nhằm thúc đẩy doanh thu và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng – điều rất quan trọng đặc biệt là đối với các công ty mới thành lập chưa lâu như Hevent. Cùng với thị phần về thiết bị vật tư y tế của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, doanh nghiệp cũng dự trữ nhiều hàng tồn kho hơn nhằm đáp ứng nhanh nhất có thể các nhu cầu của khách hàng, do đó, quy mô hàng tồn kho cũng tăng qua từng năm.

Về tài sản dài hạn, cũng do đặc điểm của một công ty non trẻ trên thị trường, cấu trúc tài sản dài hạn của Hevent cũng khá đơn giản. Tài sản dài hạn của công ty chỉ gồm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác (chủ yếu là xây dựng cơ bản dở dang). Những năm gần đây, cơng ty có triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều kho hàng để đáp ứng nhu cầu tăng cao về hàng tồn kho và tiến hành xây dựng showroom giới thiệu sản phẩm, do vậy, đầu tư vào tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định được ưu ái sử dụng một số vốn khá lớn. Tính đến ngày 30/6/2013, giá trị còn lại của tài sản cố định đạt hơn 2,4 tỉ đồng. Việc đầu tư vào tài sản dài hạn khá nhiều trong những năm đầu có thể khiến kết quả kinh doanh của công ty không được cao do phải trích khấu hao nhiều, tuy nhiên việc làm này lại mang lại kì vọng vào một mức sinh lợi cao trong tương lai.

46

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích tài chính công ty cổ phần hevent (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)