- Tăng cường vai trò của các cơ quan đại diện Việt Na mở nước ngoài trong
b. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phục vụ công tác xúc tiến xuất khẩu của ngành nông nghiệp
tác xúc tiến xuất khẩu của ngành nông nghiệp
Kinh nghiệm của một số nước cho thấy để nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản nói riêng, sự hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác xúc tiến xuất khẩu là rất quan trọng. Hướng đầu tư chủ yếu là:
- Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử phục vụ công tác xúc tiến thương mại ngành nông nghiệp.
- Tập trung xây dựng các trung tâm thương mại hàng nông sản, trung tâm hội chợ triển lãm, các sàn giaodịch hàng nông sản ở các vùng trọng điểm của cả nước, đầu tư cho việc thuê mặt bằng, trang thiết bị và nhân lực để hình thành các trung tâm thương mại hàng nông sản của Việt Nam ở các thị trường xuất khẩu trọng điểm.
- Nâng cấp và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động xúc tiến xuất khẩu ngành nông nghiệp.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ các nguồn lực về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, xúc tiến thương mại ngành nông nghiệp.
3.4. Kiến nghị
3.4.1. Phân công thực hiện
giữa Chính phủ, các Bộ ngành và các địa phương, các Hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất khẩu mặt hàng nông sản trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì có trách nhiệm dự thảo quy chế xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu nông sản của Việt Nam đến năm 2015, trình Chính phủ xem xét phê duyệt.
- Bộ NN&PTNT chỉ đạo việc thực hiện chương trình, chủ trì, phối hợp với các bộ ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các nội dung định hướng và trình Chính phủ những vấn đề cần có sự phối hợp liên ngành.
- Bộ NN&PTNT chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch và đưa ra định hướng cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào chương trình này xây dựng nội dung xúc tiến xuất khẩu nông sản phù hợp với thực tế của địa phương mình.
- Các Hiệp hội ngành hàng nông sản làm đầu mối trong việc tập hợp, liên kết các doanh nghiệp ngành hàng, kiến nghị tổ chức những chương trình xúc tiến xuất khẩu cho mặt hàng nông sản vào các thị trường trọng điểm, những chương trình tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp thành viên nhằm giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước ngoài một các hiệu quả.
- Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng nông sản được phép tham gia vào các hoạt động xúc tiến xuất khẩu do Bộ ngành, Hiệp hội chủ quản chủ trì. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí đầu tư cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
3.4.2. Phối hợp thực hiện
- Các chương trình xúc tiến xuất khẩu nông sản cần được quán triệt trong toàn ngành NN&PTNT, các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh
nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT, các cơ quan hữu quan và các doanh nghiệp nói trên cần có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao.
- Bộ NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan (Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư) trong xây dựng và tổ chức triển khai chương trình xúc tiến xuất khẩu nông sản đến năm 2015.
- Bộ NN&PTNT phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các tỉnh/thành phố trong việc chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn cho các cơ quan xúc tiến xuất khẩu của địa phương nhằm triển khai hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản.
3.4.3. Giám sát thực hiện
- Bộ NN&PTNT có trách nhiệm tổ chức triển khai, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động thuộc chương trình xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản; tổng hợp kết quả, báo cáo Chính phủ và các cơ quan liên quan về tình hình thực hiện chương trình.
- Định kỳ hàng quý/năm, các đơn vị trong mạng lưới xúc tiến thương mại ngành NN&PTNT có báo cáo với Bộ NN&PTNT về tình hình thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu tại địa phương, khu vực mình phụ trách để kịp thời có các biện pháp cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn, giải quyết tồn tại, điều chỉnh hạn chế, đảm bảo cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Do tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến xuất khẩu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước đặc biệt là đối với khu vực nông nghiệp hiện đang có tới 60% người Việt Nam sinh sống, thời gian qua, Chính phủ, các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp đã rất nỗ lực triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và đạt được những thành tích đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức về xúc tiến xuất khẩu ngành nông sản vẫn chưa thực sự sâu sắc do đó làm phát sinh những bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này. Mặt khác, năng lực thực hiện yếu và điều kiện cơ sở hạ tầng kém cũng khiến cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu ngành nông sản ở Việt Nam chưa thực sự năng động và đạt hiệu quả cao.
Trong điều kiện tự do hóa thương mại ngày càng sâu sắc như hiện nay, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng của một trong số hiếm hoi những công cụ hỗ trợ hợp pháp của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu. Chương trình XTXK nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006- 2010 đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong quá trình hội nhập đồng thời góp phần định hướng cho hoạt động XTXK đối với nhóm hàng nông sản. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và thực hiện chương trình vẫn còn nhiều hạn chế, do đó, luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về chương trình XTXK nông sản, căn cứ và nguyên tắc xây dựng chương trình, nội dung của chương trình XTXK nông sản đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu nông sản của một số quốc gia có điều kiện tương đồng như Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản nước nhà.
Từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản đã được chú trọng và bước đầu thu được những
thành tích đáng kể như kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng nhanh, thị trường xuất khẩu được củng cố và mở rộng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản được nâng cao, kỹ năng xúc tiến được cải thiện. Tuy nhiên, chương trình xúc tiến xuất khẩu nông sản thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, hoạt động xúc tiến còn manh mún, nhỏ lẻ, các hoạt động xúc tiến chuyên sâu chưa được chú trọng đúng mức nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh trong thương mại quốc tế ngày càng gay gắt. Nguyên nhân là do nguồn kinh phí dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại còn thiếu, năng lực thực hiện xúc tiến xuất khẩu còn yếu, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của xúc tiến xuất khẩu chưa đầy đủ, sự phối hợp giữa các cấp Bộ ngành, chính quyền địa phương còn lòng lẻo, … Do đó, xúc tiến xuất khẩu nông sản vẫn chưa đạt được những kết quả tương xứng với tiềm năng và thế mạnh hiện có.
Trên cơ sở phân tích thực trạng xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia đối với nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006 – 2010, những thành công, bất cập, hạn chế cũng như nguyên nhân của những bất cập hạn chế đó, chuyên đề khoa học đã đề xuất phương hướng, giải pháp xúc tiến xuất khẩu tổng thể đối với nhóm hàng nông sản nhằm đạt được những mục tiêu đối với hoạt động XTXK đến năm 2015. Chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 được đưa ra trong chuyên đề khoa học có thể coi là chương trình khung để áp dụng cho việc đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản khác nhau. Chương trình bao gồm nhiều hoạt động cụ thể được thiết lập nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cải thiện năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường xuất khẩu cũng như giúp nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Luận văn cũng đề xuất những điều kiện cơ bản để đảm bảo chương trình được triển khai một cách đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả.
Với tâm huyết của của người nghiên cứu khoa học ứng dụng trong công tác quản lý, tác giả mong muốn đóng góp một phần kiến thức của mình vào hoạt động thực tiễn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu những hàng hoá mà Việt Nam có lợi thế so sánh theo hướng bền vững và hiệu quả.