NHĨM HÀNG NƠNG SẢN ĐẾN NĂM
3.2.5.7. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến quảng bá thương hiệu nông sản a Sự cần thiết
a. Sự cần thiết
Nơng sản Việt Nam có nhiều ưu điểm và lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, thực tế là hàng nơng sản Việt Nam ít có tiếng tăm hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác như gạo Thái Lan, cà phê Braxin, chè Đài Loan, … Do đó, giá trị xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam thấp, thị trường xuất khẩu không ổn định, giá cả bấp bênh. Một trong số những nguyên nhân phải kể đến là Việt Nam chưa có chiến lược đầu tư thích đáng cho việc xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam. Vì vậy, Chương trình XTXK quốc gia đối với nhóm hàng nơng sản đến năm 2015 sẽ hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản Việt nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu.
b. Phương án triển khai - Các hoạt động cụ thể:
(1) Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thế mạnh như hạt điều, hồ tiêu, cà phê, gạo, chè, trái cây. Đối với những thương hiệu đã có, Chương trình sẽ hỗ trợ quảng bá sâu rộng những thương hiệu đó ở thị trường trong và ngồi nước.
(2) Tiến hành xây dựng thương hiệu “Nơng sản Việt” uy tín để sử dụng chung cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam với những chỉ tiêu cụ thể về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
(3) Hỗ trợ tuyên truyền xuất khẩu bao gồm: Quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của vùng, miền ra thị trường nước ngoài; Mời đại diện cơ quan truyền thơng nước ngồi đến Việt Nam để viết bài, làm phóng sự tun truyền trên các phương tiện truyền thơng nhằm quảng bá cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; Tổ chức các chiến dịch giới thiệu sản phẩm và xúc tiến tiêu thụ sản
phẩm phù hợp với các lễ hội và mùa vụ lễ hội ở các thị trường xuất khẩu chính và tiềm năng của Việt Nam; Kết hợp thực hiện việc quảng bá cho các thương hiệu nông sản của Việt Nam nhân những Ngày Việt Nam ở nước ngoài, Tuần lễ văn hố Việt Nam ở nước ngồi, tại các hội chợ triển lãm chuyên ngành thực phẩm và đồ uống lớn tại các thị trường lớn, thị trường mới và tiềm năng như Hoa Kỳ, Trung Quốc, ASEAN, EU, Nhật Bản.
- Đối với hoạt động (1) xây dựng và quảng bá thương hiệu của từng ngành hàng, các hiệp hội chủ quản sẽ là đơn vị đầu mối xây dựng chương trình chi tiết, dự tốn kinh phí, chủ trì tổ chức triển khai.
- Đối với hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu chung cho ngành nông nghiệp, Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp sẽ là đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện.
c. Kinh phí
Kinh phí dành cho hoạt động hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xúc tiến quảng bá thương hiệu nông sản là 60 tỷ đồng/5 năm.
Đối với hoạt động xây dựng thương hiệu nông sản, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 70% chi phí.
Đối với hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nông sản, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ 100% chi phí tuyên truyền.