Thông tin thương mại a Sự cần thiết

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 69 - 72)

NHĨM HÀNG NƠNG SẢN ĐẾN NĂM

3.2.5.8. Thông tin thương mại a Sự cần thiết

a. Sự cần thiết

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hay xuất khẩu, thông tin luôn là một yếu tố hết sức quan trọng, có ảnh hưởng to lớn tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thực tế sản xuất kinh doanh mặt hàng nông sản ở Việt Nam thời gian qua cho thấy chính vì thiếu thơng tin, thơng tin khơng đáng tin cậy, thông tin không được cung cấp kịp thời tới người sản xuất cũng như người kinh doanh nơng sản, ... nên mới có tình trạng sản xuất theo phong trào, thấy giá sản phẩm nào tăng cao là đua nhau nuôi trồng, khi giá xuống thấp lại đua nhau

phá đi trồng loại khác. Việc thiếu thông tin thương mại cũng khiến cho các nhà kinh doanh e ngại khi muốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh một mặt hàng nào đó. Chính vì vậy, cơ sở dữ liệu về ngành hàng, thơng tin về nhu cầu và tiềm năng, dự báo về cung cầu của thị trường sẽ giúp cho các nhà quản lý, doanh nghiệp và cả người dân có cơ sở chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thích hợp và hiệu quả. Đối với người nông dân, thông tin sẽ giúp họ yên tâm ổn định sản xuất và bình tĩnh trước những biến động về nhu cầu nguyên liệu của nhà sản xuất. Đối với các doanh nghiệp, những thông tin trên sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đưa ra kế hoạch sản xuất, chiến lược và mục tiêu kinh doanh, xuất khẩu. Đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, thông tin ngành hàng sẽ là cơ sở để đưa ra đề xuất quy hoạch chiến lược phát triển ngành. Do đó, mạng lưới thơng tin thương mại hàng nông sản Việt Nam cần phải được phát triển và nâng cấp không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cấp thiết của sản xuất và xuất khẩu. Để xây dựng mạng lưới thông tin thương mại ngành nông nghiệp hiệu quả, cần triển khai thực hiện các dự án nhằm tăng cường năng lực thông tin thương mại hàng nông sản của Việt Nam.

b. Phương án triển khai - Các hoạt động cụ thể:

(1) Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin thương mại hàng nông sản Việt Nam với những thông tin cập nhật về nhu cầu, nguồn cung, giá cả, kế hoạch phát triển của các thị trường trọng yếu.

(2) Hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng thực hiện nhiệm vụ tăng cường cơ sở dữ liệu thương mại quốc tế ngành hàng xuất khẩu cung cấp cho các doanh nghiệp thông qua việc mua thông tin thương mại từ các tổ chức quốc tế có uy tín nhằm cập nhật số liệu và thông tin về xu hướng phát triển của thị trường, giá cả, cung cầu, các thơng tin tổng hợp và có tính dự báo trung hạn, dài hạn về thị trường nông sản thế giới và Việt Nam làm cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng phù hợp với thị trường và có lợi cho doanh nghiệp, đặc

biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

(3) Xây dựng và kiện toàn cơ quan đầu mối của hệ thống thông tin thương mại quốc gia hàng nông sản là Trung tâm tin học và thống kê, Bộ NN&PTNT. Trung tâm phải được kết nối với các đầu mối khác trong mạng lưới thông tin thương mại quốc gia và các tổ chức hỗ trợ thương mại quốc tế nói chung và về hàng nơng sản nói riêng nhằm cung cấp những thơng tin cập nhật nhất, chính xác nhất về những biến động giá cả và xu hướng thị trường nông sản trong nước cũng như quốc tế. Tăng cường năng lực cho trung tâm thông qua việc đào tạo cán bộ thông tin, cải thiện điều kiện trang thiết bị thu thập và xử lý thông tin, mua các thông tin, sách báo và ấn phẩm của các tổ chức thơng tin nước ngồi có uy tín nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin thương mại hàng nông sản cho các nhà hoạch định chính sách nơng nghiệp.

(4) Nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng nguồn thông tin thuộc mạng lưới thông tin thương mại quốc gia hàng nông sản như duy trì, nâng cấp và nâng cao chất lượng các trang web của các cơ quan, đơn vị hoạt động trong ngành nơng nghiệp, có đường liên kết giữa các trang web này để đảm bảo việc truy cập và tìm kiếm thơng tin một cách thuận tiện và dễ dàng.

(5) Tổ chức thực hiện các đề án xây dựng sàn giao dịch cho một số mặt hàng có tiềm năng và ưu thế xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, ...

- Đối với các hoạt động (1), (2), và (5) là các hoạt động liên quan đến từng ngành hàng, các Hiệp hội sẽ là đơn vị đầu mối xây dựng chương trình chi tiết, lập dự toán kinh phí gửi Bộ NN&PTNT xem xét cấp kinh phí. Mỗi Hiệp hội cũng sẽ là đơn vị chủ trì thực hiện chương trình mà mình đề xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng cập nhật thông tin về từng ngành hàng xuất khẩu cụ thể.

Đối với các hoạt động còn lại, Trung tâm Trung tâm tin học và thống kê, Bộ NN&PTNT sẽ là đơn vị chủ trì xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện. Trung tâm cũng chịu trách nhiệm đối với việc nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng

nguồn thông tin thuộc mạng lưới thông tin thương mại quốc gia hàng nông sản như tạo đường liên kết giữa các trang web của các cơ quan, đơn vị hoạt động trong ngành nông nghiệp để đảm bảo việc truy cập và tìm kiếm thơng tin một cách thuận tiện và dễ dàng.

c. Kinh phí

Kinh phí dành cho hoạt động thơng tin thương mại là 25 tỷ đồng/5 năm. Đối với hoạt động thông tin thương mại, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 70% chi phí mua thông tin, chi phí xây dựng và nâng cấp website, hỗ trợ 50% chi phí xây dựng sàn giao dịch.

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w