Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 34 - 35)

ĐỐI VỚI NHĨM HÀNG NƠNG SẢN

2.1.1.2.Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam thời gian qua ngày càng được mở rộng và đa dạng hố. Cơ cấu thị trường xuất khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường Châu Á. Xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Mỹ tăng đột biến kể từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt Mỹ có hiệu lực và duy trì mức độ ổn định trong giai đoạn 2006-2010. Châu Âu là thị trường mục tiêu của nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Khu vực thị trường Châu Đại Dương tăng chậm nhưng khá ổn định. Thị trường Châu Phi cũng bắt đầu được các doanh nghiệp xuất khẩu chú ý khai thác và mở rộng.

Dưới đây là thống kê thị trường xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chủ yếu: Mặt hàng gạo: Phillipin vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam; Indonesia đứng thứ hai với tỷ trọng 25,44% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nhìn chung, phạm vi thị trường xuất khẩu của sản phẩm gạo Việt Nam trong những năm qua không thay đổi nhiều về số lượng. Tuy nhiên, ngành gạo đã bước đầu mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới ở Châu Mỹ và Châu Phi.

Mặt hàng cà phê: Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang 74 nước trên thế giới. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng đã hình thành một số thị trường lớn, ổn định. Các thị trường nhập khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU.

Mặt hàng cao su: Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn thứ 4 trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia và Malaysia. Thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan. Ngoài ra, cao su Việt Nam cũng đã và đang được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU, Châu Mỹ.

Mặt hàng hạt tiêu: Xúc tiến xuất khẩu ngành hồ tiêu thời gian qua đã góp phần duy trì các thị trường xuất khẩu chính là Đức, Hoa Kỳ, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Hà Lan, … Ngoài ra, nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu cũng không ngừng được đẩy mạnh sang các thị trường mới, tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, …

Mặt hàng điều: Sản phẩm nhân điều của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 52 nước trên thế giới, chiếm khoảng 20% thị phần xuất khẩu thế giới. Chất lượng nhân điều Việt Nam được đánh giá là tốt và có chất lượng cao. Những thị trường lớn của sản phẩm nhân điều Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, EU.

Mặt hàng chè: Cơ cấu các nhóm thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam không thay đổi nhiều trong những năm qua. Thị trường chính của sản phẩm chè Việt Nam xuất khẩu là Đài Loan, Nga, Pakistan, Ấn Độ. Ngoài ra, Hiệp hội chè Việt Nam cũng tổ chức thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại sang các nước như Singapore, Canada, Nhật Bản, … nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu tiềm năng cho sản phẩm chè.

Mặt hàng rau quả: Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam không ngừng tăng nhanh và tiềm năng xuất khẩu vẫn còn rộng mở. Năm 2010, Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan là những thị trường nhập nhiều nhất sản phẩm rau quả của Việt Nam.

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 34 - 35)