Thứ tư, Chương trình XTXK quốc gia đối với nhóm hàng nơng sản giai đoạn 2006-2010 vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và cục bộ.

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 49 - 50)

đoạn 2006-2010 vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và cục bộ.

Giai đoạn 2006-2010, các hoạt động XTXK, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu ở nước ngoài như tổ chức đoàn tham dự hội chợ, triển lãm, tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch thương mại chủ yếu được các Hiệp hội chuyên ngành xây dựng và chủ trì thực hiện với qui mơ khá nhỏ, thường là 7 - 10 doanh nghiệp, đồn đơng nhất là 21 doanh nghiệp. Thực trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do cơ chế cho phép nhiều hiệp hội ngành hàng cùng làm đơn vị chủ trì Chương trình xúc tiến cấp quốc gia trong khi năng lực của hiệp hội còn yếu, nhân lực thiếu nên khơng đủ khả năng tổ chức các đồn xúc tiến thương mại qui mơ lớn. Thêm vào đó, việc phối hợp giữa các hiệp hội ngành hàng để tổ chức một hoạt động có cùng tính chất, tương đồng về ngành nghề là khơng hề đơn giản. Do đó mới có thực trạng một hội chợ triển lãm ở nước ngồi có nhiều Hiệp hội đăng ký làm đơn vị chủ trì và cùng được hỗ trợ tham gia. Nhưng do khơng có sự phối hợp trong cơng tác tổ chức, đăng ký nên khi tham gia hội chợ các gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam bị phân tán nhỏ lẻ, rời rạc, không thành một khu vực lớn, không thu hút được sự quan tâm của các đối tác thương mại, hiệu quả quảng bá cũng không cao.

Hơn nữa, do kinh phí hỗ trợ bị xé lẻ, tổ chức rời rạc nên nhiều chương trình xúc tiến chưa thực sự xứng tầm quốc gia, hiệu quả sử dụng nguồn hỗ trợ của Nhà nước chưa cao.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

a. Thiếu một chương trình xúc tiến tổng thể ngành nông nghiệp

Hiện nay, ngành nông nghiệp chưa xây dựng được một chương trình tổng thể cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu nông sản từ cấp Bộ ngành đến địa phương, sự phối hợp giữa các nguồn lực để thực hiện xúc tiến xuất khẩu nông sản chưa hiệu quả, liên kết giữa các hiệp hội ngành nông nghiệp với cơ quan xúc tiến thương mại của ngành chưa chặt chẽ dẫn tới hiệu quả của các hoạt động xúc tiến xuất khẩu chưa cao.

Thời gian qua, các hoạt động XTXK cấp quốc gia đối với nhóm hàng nơng sản được thực hiện dưới sự quản lý của Bộ Công Thương. Công tác phối hợp giữa Bộ Công Thương với Bộ NN&PTNT cũng chưa chặt chẽ khiến cho hoạt động XTXK đối với nhóm hàng nơng sản chưa thực sự có được một định hướng rõ ràng, làm cơ sở cho các đơn vị chủ trì xây dựng các đề án XTXK hiệu quả. Việc thiếu sự quản lý thống nhất của Bộ NN&PTNT cũng khiến cho sự phối hợp giữa các đơn vị chủ trì lỏng lẻo, gây lãng phí nguồn lực.

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 49 - 50)