ĐỐI VỚI NHÓM HÀNG NÔNG SẢN
2.1.2. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Việt Nam là một nước có điều kiện thuận lợi phát triển nhiều loại sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới trong đó các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu là gạo, hạt điều, cà phê, hồ tiêu, cao su thiên nhiên, chè.
Bảng 2.2: Số liệu xuất khẩu một số nông sản chủ yếu giai đoạn 2007-2010
ĐVT: Lượng: nghìn tấn; Trị giá: triệu USD
Mặt hàng
2007 2008 2009 2010
Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá Gạo 4.526,4 1.338 4.679 2.663 6.052 2.464 6.880 3.200 Điều 153,0 650 167,0 920 175 875 196 1.140 Hồ tiêu 82,9 271 89,7 309 96 336 110 421 Cao su 714,9 1.393 619,3 1.593 600 871 733 2.400 Chè 81,6 95 86,07 108 101,2 125 106,6 199 Cà phê 1.075,5 1.562 946,5 1.878 1.050 1.950 1.150 1.850
(Nguồn: Hiệp hội Lương thực, cây điều, hồ tiêu, cao su, chè, cà phê ca cao, Tổng cục Thống kê)
Hoạt động XTXK đã đem lại hiệu quả tích cực cho nhiều ngành hàng, khối lượng và giá trị xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản đều được cải thiện rõ rệt, cụ
thể là:
Gạo: Từ mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực trong nước, hiện nay, Việt Nam đã vươn lên thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Năm 2009, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục 6 triệu tấn, tăng 1,3 triệu tấn so với năm 2008, đạt kim ngạch 2,7 tỷ USD. Năm 2010, xuất khẩu gạo đạt 6,88 triệu tấn với kim ngạch 3,24 tỷ USD.
Hạt điều: Xuất khẩu hạt điều 4 năm liên tiếp (từ 2006 -2010) dẫn đầu thế giới, xuất khẩu không ngừng tăng cả về giá trị và sản lượng.
Cao su: Từ vị trí là nước sản xuất cao su đứng thư 6, Việt Nam đã vươn lên hàng thứ 5, trong tương lai, Việt Nam có thể là nước xuất khẩu lớn thứ 3 về mặt hàng cao su, chỉ sau Thái Lan và Indonesia. Thị trường cao su xuất khẩu được gia tăng đáng kể, từ 40 nước năm 2005 đã tăng lên 70 nước năm 2009. Lượng cao su xuất khẩu năm 2005 chỉ đạt 554 nghìn tấn, trị giá 804 nghìn USD đã tăng lên 731 nghìn tấn năm 2009, trị giá 1,22 tỷ USD. Năm 2010, xuất khẩu cao su đạt 773 nghìn tấn, kim ngạch đạt 2,32 tỷ USD chỉ tăng 5,7% về lượng nhưng kim ngạch tăng tới 89,1%.
Rau quả: Tổng kim ngạch xuất khẩu ngành rau quả giai đoạn 2006-2009 ước đạt 1.351 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 14,8%/năm. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 450 triệu USD. Đến nay, trái cây xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, sản lượng trái cây xuất khẩu đạt trung bình 260 nghìn tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng, mặt hàng qua chế biến, có giá trị gia tăng cao chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và nhiều thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu thuộc chương trình XTXK quốc gia có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Ngày càng nhiều mặt hàng nông sản có mặt trong nhóm hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD như cà phê, hạt điều, gạo, ... Xuất khẩu nông sản góp phần không nhỏ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam định kỳ tăng qua các năm. Đặc biệt, trong bối cảnh suy giảm kinh tế
toàn cầu năm 2009, xuất khẩu nông sản đã đóng vai trò làm “trụ đỡ” cho nền kinh tế, góp phần ngăn chặn đà suy giảm kinh tế trong những năm khủng hoảng cũng như nhanh chóng vượt qua khủng hoảng.
2.2. Thực trạng xây dựng và thực hiện Chương trình XTXK quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006 – 2010 [8] [13] Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006 – 2010 [8] [13]
2.2.1. Thực trạng xây dựng Chương trình XTXK quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006-2010 với nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình XTXK quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản chủ yếu được xây dựng theo Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTTM quốc gia giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 80/2009/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTTM quốc gia giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết định số 279/2005/QĐ-TTg. Với mục tiêu tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu, góp phần nâng cao năng lực kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, Chương trình XTTM quốc gia giai đoạn 2006-2010 thực chất là một chương trình xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu có phạm vi rộng, được áp dụng cho tất cả các ngành hàng từ nông lâm thủy sản tới công nghiệp, chế biến, điện tử và các ngành xuất khẩu mới.
Chương trình XTTM quốc gia giai đoạn 2006-2010 được giao cho Bộ Công Thương (Cục XTTM) là cơ quan quản lý chung từ khâu tiếp nhận đề án, đánh giá, thẩm định, phê duyệt đề án, theo dõi việc thực hiện đề án, tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị chủ trì đến khâu thực hiện báo cáo tổng kết về Chương trình. Đơn vị chủ trì xây dựng đề án là các Hiệp hội ngành hàng, các tổ chức XTTM chính phủ và phi Chính phủ. Do đó, Chương trình XTXK quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006-2010 tuy nhằm thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu của ngành nông nghiệp nhưng lại được các Hiệp hội và
các cơ quan XTTM ngành nông nghiệp chủ trì xây dựng dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Thương (Cục XTTM). Các đơn vị chủ trì Chương trình bao gồm: Trung tâm XTTM nông nghiệp, Hiệp hội cây điều Việt Nam, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, Hiệp hội lương thực Việt Nam, Hiệp hội chè Việt Nam, Hiệp hội cao su Việt Nam, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, Hiệp hội trái cây Việt Nam, Tổng công ty rau quả nông sản.
Thời gian qua các đơn vị chủ trì ngành nông nghiệp chưa thực hiện tốt phương pháp xây dựng Chương trình XTXK quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản, việc xây dựng chương trình chủ yếu vẫn dựa vào những định hướng của riêng Hiệp hội, ít có sự tham vấn từ các chuyên gia có kinh nghiệm, chưa tuân theo qui trình thống nhất. Phương pháp xây dựng chương trình chưa nhất quán, tùy thuộc vào nguồn lực của từng cơ quan làm đơn vị chủ trì khiến cho nhiều đề án chương trình XTXK quốc gia đối với nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006-2010 chưa thực sự hiệu quả, đôi khi còn chủ quan. Việc không tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực còn khiến cho nhiều chương trình không thực hiện được. Chẳng hạn như Chương trình khảo sát và giao dịch dầu vỏ hạt điều tại thị trường Braxin của Hiệp hội cây điều Việt Nam (năm 2008), do không tìm hiểu kỹ tình hình thị trường, không liên hệ, xin ý kiến tham tán thương mại Việt Nam tại Braxin nên Hiệp hội không nắm được tình hình chính trị bất ổn của quốc gia này, dẫn tới chương trình dù đã được phê duyệt nhưng vẫn không thực hiện được. Hoặc chương trình “Thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu khả thi dự án xây dựng sàn giao dịch điện tử cao su thiên nhiên Việt Nam” do Hiệp hội cao su Việt Nam làm đơn vị chủ trì, do không xem xét trước phí thuê chuyên gia nên chương trình cũng không thực hiện được do chuyên gia yêu cầu phí vượt mức kế hoạch được phê duyệt. Việc một số chương trình được phê duyệt nhưng không thực hiện được do không thực hiện tốt từ khâu xây dựng đề án khiến cho chương trình không hiệu quả và làm mất cơ hội thực hiện của nhiều chương trình khác.
Công tác nghiên cứu thị trường để xác định thị trường mục tiêu, thị trường trọng điểm nhằm xây dựng các đề án xúc tiến xuất khẩu phù hợp với yêu cầu thị
trường, đảm bảo hiệu quả chưa được các đơn vị chủ trì thực hiện một cách bài bản. Các đề án XTXK chủ yếu vẫn được các đơn vị chủ trì xây dựng một cách chủ quan, thiếu cơ sở, do đó nhiều chương trình được thực hiện thiếu hiệu quả, gây lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước.
2.2.2. Thực trạng thực hiện Chương trình XTXK quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006-2010 đối với nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006-2010
Giai đoạn 2006-2010, các đơn vị chủ trì ngành nông nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào đề xuất và thực hiện các hoạt động XTXK truyền thống, những hoạt động XTXK mới, chuyên sâu chưa được chú ý và đầu tư đúng mức. Hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu ngành nông nghiệp hiện nay mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc duy trì, tìm kiếm, mở rộng thị trường chứ chưa chú ý đúng mức đến các hoạt động chuyên sâu như nghiên cứu, phát triển sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường; hoạt động tư vấn xuất khẩu, xây dựng và quảng thương hiệu nông sản nhằm nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá, ... Cụ thể:
Hoạt động tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế; tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội giao thương được tập trung xây dựng và thực hiện. Tính chung cả giai đoạn 2006-2010, các đơn vị chủ trì ngành nông nghiệp được phê duyệt thực hiện 77 hoạt động tổ chức và tham dự hội chợ triển lãm quốc tế trong và ngoài nước, 70 đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, 21 đoàn tham dự hội chợ kết hợp khảo sát thị trường nước ngoài được phê duyệt, chiếm 72,4% tổng số các hoạt động XTXK quốc gia của ngành nông nghiệp. Tuy đây là các hoạt động XTXK truyền thống, có vai trò rất quan trọng đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp duy trì quan hệ với bạn hàng, đối tác, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, nhưng các chương trình này thường tốn kém vì tổ chức ở nước ngoài, chi phí đi lại nhiều, công tác tổ chức đoàn không chủ động nên các đơn vị chủ trì cần nghiên cứu, đề xuất thực hiện một cách cân đối giữa các chương trình trong nước và nước ngoài, các loại hình XTXK truyền thống và các loại hình XTXK mới nhằm đảm bảo vừa
hiệu quả, vừa tiết kiệm.
Hoạt động thông tin thương mại và tuyên truyền xuất khẩu đã được các đơn vị chủ trì ngành nông nghiệp thực hiện khá hiệu quả trong giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, thông tin thương mại chủ yếu là cung cấp thông tin thương mại đơn thuần, hoạt động nghiên cứu để đưa ra những thông tin có tính chất dự báo về cung cầu thị trường, giá cả, ... chưa được thực hiện tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2006-2010, Chương trình XTXK quốc gia đối với nhóm hàng nông sản cũng đã thực hiện tương đối tốt việc đào tạo, nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác XTXK cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Tuy nhiên, nhiều loại hình XTXK mới, hiệu quả cao, chi phí thấp nhưng chưa được các đơn vị chủ trì khai thác hiệu quả như tổ chức tiếp xúc các nhà nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng, tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam. Giai đoạn 2006-2010, chỉ có 3 đề án thực hiện hoạt động XTXK này được phê duyệt thực hiện.
Các loại hình XTXK góp phần đem lại giá trị gia tăng cao cho sản phẩm nông sản xuất khẩu hầu như chưa được các đơn vị chủ trì ngành nông nghiệp khai thác, tổ chức thực hiện như tư vấn xuất khẩu, quảng bá thương hiệu. Chỉ có một số ít đơn vị thực hiện được các hoạt động này nhưng số lượng chưa nhiều. Ví dụ: năm 2007, Hiệp hội chè Việt Nam xây dựng và thực hiện đề án Thuê chuyên gia tư vấn nghiên cứu chiến lược phát triển xuất khẩu tổng thể ngành chè Việt Nam 2007- 2017, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam đề xuất và được phê duyệt thực hiện đề án Xây dựng và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Chư sê, năm 2008, Hiệp hội cao su Việt Nam đề xuất và được phê duyệt thực hiện đề án Thuê chuyên gia tư vấn, nghiên cứu khả thi dự án xây dựng sàn giao dịch điện tử cao su thiên nhiên Việt Nam.
Bảng 2.3: Tổng hợp các hoạt động XTXK quốc gia đối với nhóm hàng nông sản theo nội dung (giai đoạn 2006-2010)
Nội dung XTXK Số hoạt động năm 2006 Số hoạt động năm 2007 Số hoạt động năm 2008 Số hoạt động năm 2009 Số hoạt động năm 2010 Thông tin thương mại và tuyên
truyền xuất khẩu 6 6 9 5 6
Tư vấn xuất khẩu 0 1 1 1 0
Đào tạo 7 6 4 2 0
Tổ chức đoàn khảo sát thị trường, giao dịch thương mại ở nước ngoài
27 16 11 9 7
Tổ chức hội nghị quốc tế ngành
hàng XK tại Việt Nam 0 0 0 1 1
Các hoạt động xúc tiến thương mại thực hiện hiệu quả yêu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu
0 0 0 1 1
Tổ chức/tham gia hội chợ triển
lãm ở nước ngoài 14 12 12 14 11
Hội chợ kết hợp khảo sát 7 8 1 5 0
Tổ chức hội chợ triển lãm trong
nước 0 2 3 6 3
Quảng bá thương hiệu 0 1 0 0 0
Ứng dụng TMĐT 0 2 0 0 0
Xúc tiến tổng hợp 0 2 0 0 0
Tổ chức tiếp xúc các nhà nhập
khẩu 0 0 0 0 1
Tổng 61 56 41 44 30
(Nguồn: Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương)
2.3. Đánh giá thực trạng xây dựng và thực hiện Chương trình XTXK quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006 - 2010 quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nông sản giai đoạn 2006 - 2010