Thuê chuyên gia hỗ trợ việc tư vấn phát triển sản phẩm xuất khẩu a Sự cần thiết

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 62 - 64)

NHĨM HÀNG NƠNG SẢN ĐẾN NĂM

3.2.5.3. Thuê chuyên gia hỗ trợ việc tư vấn phát triển sản phẩm xuất khẩu a Sự cần thiết

a. Sự cần thiết

Việt Nam đang phải đối mặt với một thực tế là các mặt hàng xuất khẩu có lượng xuất khẩu lớn, song giá trị xuất khẩu còn chưa cao. Cụ thể nếu so sánh với các nước trong khu vực, chẳng hạn như Maylaysia, thì thấy tuy lượng xuất khẩu của nước này chỉ tăng 2% nhưng đã đủ để tạo ra 14% tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu; hay 8% gia tăng về lượng xuất khẩu của Thái Lan tương đương với việc tăng giá trị xuất khẩu nước này tới 18%. Chỉ cần làm một phép tính khá đơn giản, với giả định Malaysia đạt được mức tăng trưởng về lượng xuất khẩu 9% thì với năng lực xuất khẩu hiện tại của nước này, mức tăng trưởng về giá trị xuất khẩu có thể tăng tới 63% trong khi đối với Việt Nam, thực tế 9% gia tăng trong lượng xuất khẩu chỉ tương đương với 26% gia tăng trong giá trị xuất khẩu. Điều này cho thấy một số nước ngay trong khu vực đã có những tiến bộ hơn hẳn so với Việt Nam trong việc phát triển sản phẩm nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu.

thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi từng ngày, đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng cao hơn thì sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng không thể dậm chân tại chỗ, hài lịng với những gì đang có. Do đó, vấn đề phát triển sản phẩm nông sản cần được quan tâm đầu tư đúng mức bởi nó quyết định sự tồn tại lâu dài, bền vững của sản phẩm. Hiện nay, hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thơ hoặc mới qua sơ chế, chưa có nhiều giá trị gia tăng, mặt hàng xuất khẩu cũng đơn điệu, chưa đa dạng. Rất nhiều sản phẩm mới qua sơ chế của Việt Nam được xuất sang các thị trường khác làm nguyên liệu chế biến những sản phẩm cao cấp hơn như chè Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan dưới dạng sản phẩm sơ chế đóng trong bao bì lớn, khơng có thương hiệu nên giá rất thấp, sau đó được tái chế thành sản phẩm chè túi lọc cao cấp, đóng trong bao bì nhỏ phân phối tới tận tay người tiêu dùng với giá cao hơn gấp nhiều lần. Hay nhân điều được các nhà nhập khẩu EU nhập vào thị trường này làm nguyên liệu sản xuất những gói hạt khơ tổng hợp sau đó bán ra thị trường với giá rất cao. Vì vậy, để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản xuất khẩu, mở rộng thị trường, tăng kim ngạch, cần không ngừng đầu tư, nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mới, mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.

b. Phương án triển khai

- Các hoạt động cần triển khai

(1) Thực hiện các dự án về phát triển xuất khẩu những mặt hàng mới, thị trường mới trong đó có nội dung về tư vấn thiết kế mẫu mã, điều chỉnh sản phẩm để thích ứng với từng thị trường, phát triển sản phẩm mới và xúc tiến đưa sản phẩm xuất khẩu mới ra thị trường;

(2) Thuê chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn phát triển xuất khẩu và tư vấn thiết kế mẫu mã, sản phẩm, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho hàng nông sản xuất khẩu;

động thuê chuyên gia hỗ trợ việc tư vấn phát triển sản phẩm nên giao cho từng hiệp hội ngành hàng chủ trì thực hiện. Các hiệp hội ngành hàng sẽ xây dựng đề án và dự tốn kinh phí chi tiết, gửi Bộ NN&PTNT xem xét cấp kinh phí.

c. Kinh phí

Kinh phí dành cho hoạt động thuê chuyên gia tư vấn phát triển sản phẩm xuất khẩu là 30 tỷ đồng/5 năm.

Đối với hoạt động thuê chuyên gia tư vấn phát triển sản phẩm xuất khẩu, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% chi phí thuê chuyên gia, 100% chi phí ăn ở, đi lại tại Việt Nam cho chuyên gia.

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w