NHĨM HÀNG NƠNG SẢN ĐẾN NĂM
3.2.5.6. Tổ chức tiếp xúc các nhà nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng
dịch mua hàng
a. Sự cần thiết
Tổ chức tiếp xúc các nhà nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng cũng là một hình thức xúc tiến thương mại mới, kinh phí thực hiện ít tốn kém hơn so với các hoạt động xúc tiến thương mại thực hiện ở nước ngoài mà hiệu quả đem lại vẫn cao. Hoạt động tiếp xúc các nhà nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng thường đem lại hiệu quả thiết thực, các doanh nghiệp ký ngay được hợp đồng xuất khẩu đồng thời nhiều doanh nghiệp có điều kiện duy trì, củng cố và thiết lập mối quan hệ khách hàng mới.
Hoạt động tổ chức tiếp xúc các nhà nhập khẩu nước ngoài nên được tổ chức kết hợp với các hội chợ triển lãm quốc tế trong nước để đảm bảo thành công kép của các hoạt động xúc tiến thương mại.
b. Phương án triển khai
Trên cơ sở nhu cầu thực tế và định hướng phát triển của từng ngành hàng, các Hiệp hội sẽ xây dựng chương trình chi tiết, lập dự toán trình Bộ NN&PTNT xem xét duyệt cấp kinh phí. Các Hiệp hội sẽ là đơn vị chủ trì thực hiện cũng như là đầu mối liên hệ với các đối tác trong và ngoài nước thực hiện hoạt động này.
Trước khi đề xuất tổ chức hoạt động, các Hiệp hội cần nghiên cứu các hội chợ chuyên ngành trong nước có kế hoạch sẽ tổ chức trong năm để kết hợp mời đối tác tham dự Hội chợ, vừa tạo điều kiện cho đối tác nước ngoài có cơ hội tìm kiếm đối tác, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội thiết lập quan hệ bạn hàng trực tiếp với khách nước ngoài, vừa quảng bá được tiềm năng, thế mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam.
c. Kinh phí
Kinh phí dành cho hoạt động tổ chức tiếp xúc các nhà nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng là 30 tỷ đồng/5 năm.
Đối với hoạt động tổ chức tiếp xúc các nhà nhập khẩu nước ngoài vào Việt Nam giao dịch mua hàng, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 50% chi phí vé máy bay và 100% chi phí ăn ở, đi lại ở Việt Nam cho các đối tác nhập khẩu nước ngoài.