Về tài chính

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 72 - 73)

NHĨM HÀNG NƠNG SẢN ĐẾN NĂM

3.3.1. Về tài chính

Để đảm bảo tính hiệu quả và sự thành cơng của hoạt động xúc tiến thương mại nói chung và xúc tiến xuất khẩu nói riêng địi hỏi phải có sự đầu tư kinh phí tương đối lớn. Do đó, Chính phủ cần có chính sách phân bổ nguồn hỗ trợ ổn định cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu mặt hàng nông sản để các đơn vị liên quan có thể chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đạt hiệu quả.

Theo nghiên cứu của World Bank có tựa đề là “Export Promotion Agencies:What Works and What Doesn’t”, trung bình, các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới bố trí ngân sách cho hoạt động XTTM là 0,11% giá trị xuất khẩu

hàng hóa và dịch vụ của nước đó, trong đó khu vực Mỹ La tinh và các nước Caribbean là 0,17%, các nước Đông Âu và Châu Á là 0,12%, tiếp theo là các quốc gia Bắc Mỹ và Trung đông, Cận Xahara và OECD với tỷ lệ ngân sách dành cho XTTM/kim ngạch xuất khẩu là từ 0,09-0,1%. Trong khi đó, ngân sách của Chương trình XTTM của Việt Nam năm 2011 là 55 tỷ đồng, chỉ bằng 0,003% kim ngạch xuất khẩu. Tỷ lệ này chỉ bằng 3% tỷ lệ trung bình của tồn thế giới. Điều này cho thấy đầu tư cho XTTM của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và thiếu tính cạnh tranh so với các quốc gia khác. Do

đó, ḷn văn đề xuất giải pháp trích doanh thu từ xuất khẩu nơng sản của năm trước để tạo nguồn kinh phí chủ động và ổn định cho việc thực hiện các hoạt động XTXK năm tiếp theo. Mức trích doanh thu đề xuất là 0.02% kim ngạch xuất khẩu nông sản (khơng bao gồm thuỷ sản). Theo đó, trên cơ sở tạm lấy doanh thu xuất khẩu nông sản năm 2010 là 11 tỷ USD làm mức doanh thu cơ sở, kinh phí dành cho Chương trình XTXK quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nơng sản đến năm 2015 là khoảng 336 tỷ đồng.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp cũng cần chủ động thành lập quỹ của riêng mình để thực hiện các hoạt động marketing, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Đây là nguồn không thể thiếu nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả phát triển xuất khẩu.

Ngoài ra, việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến thương mại cũng giúp tranh thủ được nguồn tài trợ nước ngoài cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w