NHĨM HÀNG NƠNG SẢN ĐẾN NĂM
3.2.5.4. Đào tạo và nâng cao năng lực, nghiệp vụ XTXK, kỹ năng kinh doanh thương mại ở nước ngoà
doanh thương mại ở nước ngoài
a. Sự cần thiết
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng nơng sản nói riêng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính nhỏ, kiến thức marketing, kinh nghiệm đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương ít, tác phong kinh doanh chưa chuyên nghiệp nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thâm nhập thị trường thế giới. Do đó, cơng tác đào tạo, nâng cao năng lực, nghiệp vụ xúc tiến xuất khẩu, kỹ năng kinh doanh thương mại ở nước ngồi là hết sức cần thiết, khơng chỉ đối với đội ngũ làm cơng tác xúc tiến xuất khẩu mà cịn đối với cả đội ngũ quản lý, điều hành doanh nghiệp. Việc được trang bị tốt, đầy đủ những kiến thức về thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế, marketing xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động và tự tin trong hội nhập, tránh bị đối tác lợi dụng, gây khó dễ, ép giá, tránh vi phạm những rào cản trong thương mại quốc tế, nhờ đó đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hố. Việc được đào tạo bài bản, được cập nhật kiến thức về thương mại quốc tế, được nắm bắt thông tin về thương mại hàng nông sản theo các hiệp định đa phương và song phương, … sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới tư duy về xúc tiến xuất
khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đối với các đơn vị làm đầu mối thực hiện các hoạt động XTXK trong khn khổ chương trình XTXK quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nơng sản đến năm 2015, việc tham gia các khoá đào tạo, đặc biệt là các khoá đào tạo kỹ năng xúc tiến xuất khẩu ở nước ngồi là hết sức cần thiết để có thể thực hiện các chương trình XTXK một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
b. Phương án triển khai
- Các chương trình đào tạo cụ thể bao gồm:
(1) Tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nông sản.
(2) Tổ chức cho cán bộ làm công tác xúc tiến xuất khẩu của các cơ quan xúc tiến xuất khẩu ngành nơng nghiệp tham gia các khố đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ xúc tiến ở nước ngoài.
- Trung tâm xúc tiến thương mại nơng nghiệp là đơn vị chủ trì tổ chức các khoá đào tạo trong nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Đối với việc tổ chức cho cán bộ làm công tác xúc tiến xuất khẩu tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ ở nước ngoài, các cơ quan xúc tiến xuất khẩu ngành nơng nghiệp căn cứ vào tình hình và nhu cầu thực tế của đơn vị mình để xây dựng đề xuất gửi Bộ NN&PTNT xem xét cấp kinh phí.
c. Kinh phí
- Kinh phí dành cho hoạt động đào tạo và nâng cao năng lực, nghiệp vụ XTXK, kỹ năng kinh doanh thương mại, kể cả hoạt động cử cán bộ tham dự các khố đào tạo ở nước ngồi là 30 tỷ đồng/5 năm.
- Đối với hoạt động tổ chức khoá đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ XTXK, kỹ năng kinh doanh thương mại cho các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước, mỗi doanh nghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ 50% chi phí đào tạo.
Đối với hoạt động cử cán bộ làm công tác xúc tiến xuất khẩu tại các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước tham gia khố đào tạo ngắn hạn ở nước ngồi, cán
bộ tham gia khoá đào tạo sẽ được hỗ trợ 100% chi phí ăn ở, đi lại và chi phí đào tạo. 3.2.5.5. Tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam
a. Sự cần thiết
Tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam là một nội dung xúc tiến xuất khẩu mới. Ưu điểm của hoạt động này là tổ chức tại Việt Nam nên đơn vị chủ trì có thể chủ động trong khâu tổ chức, các khoản chi phí ít tốn kém hơn so với việc tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở nước ngoài nhưng hiệu quả lại rất khả quan, số lượng doanh nghiệp Việt Nam được tham gia hưởng lợi đông. Thông qua việc mời các chuyên gia, đối tác nước ngoài tham dự hội thảo, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ trực tiếp trao đổi và được tư vấn về nhu cầu, thị hiếu, văn hoá tiêu dùng, cũng như yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật của thị trường xuất khẩu, từ đó có định hướng sản xuất, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hoá, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
b. Phương án triển khai
- Trên cơ sở nhu cầu thực tế của doanh nghiệp và của ngành hàng, các hiệp hội chủ trì xây dựng chương trình hội nghị chi tiết, lập dự toán trình Bộ NN&PTNT duyệt cấp kinh phí.
- Hiệp hội là đầu mối mời đối tác nước ngoài tham dự hội thảo cũng như thông tin tới các doanh nghiệp để đông đảo doanh nghiệp Việt Nam được biết tham dự. Việc phối hợp với các bên liên quan cần được thực hiện chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu quả và tầm vóc của hợi nghị q́c tế.
c. Kinh phí
- Kinh phí dành cho hoạt động tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam là 30 tỷ đồng/5 năm.
- Đối với hoạt động tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu tại Việt Nam, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% chi phí tổ chức hội thảo tại
Việt Nam.