Tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước a Sự cần thiết

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 58 - 62)

NHĨM HÀNG NƠNG SẢN ĐẾN NĂM

3.2.5.1. Tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước a Sự cần thiết

a. Sự cần thiết

Tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước là một trong những hoạt động xúc tiến xuất khẩu truyền thống mà hầu hết các quốc gia đều ứng dụng trong công tác xúc tiến thương mại. Hội chợ, triển lãm quốc tế là nơi tập trung đông đảo các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như thu hút được rất nhiều khách thương mại. Do đó việc tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm ở trong và ngoài nước sẽ giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận các đối tác, bạn hàng từ khắp nơi trên thế giới nhằm thiết lập được quan hệ hợp tác kinh doanh tiến tới mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc tham gia hoặc tổ chức hội chợ triển lãm ở nước ngoài là một hoạt động xúc tiến xuất khẩu địi hỏi nguồn kinh phí tương đối lớn. Tuy nhiên, hoạt động này đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, vừa có cơ hội cọ xát, học tập kinh nghiệm xúc tiến xuất khẩu của các đối tác có năng lực, kinh nghiệm, vừa có cơ hội tìm kiếm bạn hàng, vừa có thể kết hợp khảo sát thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu. Hội chợ triển lãm quốc tế ở nước ngồi có thể coi là trường học thực tế để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gay gắt và cạnh tranh trong thương mại quốc tế ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Tổ chức hội chợ triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp tại Việt Nam cũng là một trong những kênh xúc tiến xuất khẩu hiệu quả. Hội chợ triển

lãm quốc tế ngành nông nghiệp vừa là cơ hội để quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của nông sản Việt Nam, vừa tạo điều kiện cho đơng đảo doanh nghiệp Việt Nam có thể tham dự để tìm kiếm cơ hội xúc tiến xuất khẩu thơng qua việc đặt mối quan hệ đối tác thương mại với các nhà triển lãm nước ngoài tham dự hội chợ.

Giai đoạn 2006-2010, các đơn vị chủ trì ngành nơng nghiệp đã thực hiện khá tốt hoạt động tổ chức và tham dự hội chợ triển lãm quốc tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí cịn hạn chế nên vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nơng sản. Do đó, ḷn văn tiếp tục đề xuất đẩy mạnh hoạt động này ở Chương trình XTXK quốc gia của Việt Nam đối với nhóm hàng nơng sản đến năm 2015 nhằm phát huy những thành quả đã đạt được ở giai đoạn trước đồng thời đổi mới và đầu tư về qui mô để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này.

b. Phương án tổ chức thực hiện - Các hội chợ sẽ tổ chức:

(1) Tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia các hội chợ quốc tế lớn ngành nông nghiệp như Hội chợ thực phẩm và đồ uống Anuga (Đức); Hội chợ Sial Paris (Pháp), Hội chợ Sial (Thượng Hải). Thông qua việc tham gia các hội chợ thường niên, các doanh nghiệp đã có điều kiện tiếp cận trực tiếp, cập nhật thông tin về nhu cầu, thị hiếu, những xu hướng mới, phát hiện kịp thời những vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật và thương mại, nguy cơ bị kiện bán phá giá để có những kiến nghị kịp thời, chủ động tháo gỡ, đối phó tránh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và toàn ngành. Đồng thời, tại các hội chợ, doanh nghiệp đã được trực tiếp gặp gỡ, duy trì quan hệ bạn hàng, tìm kiếm và thu hút khách hàng mới, đẩy mạnh việc quảng bá và xúc tiến xuất khẩu.

(2) Tổ chức 4 hội chợ triển lãm hàng nông sản Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu Việt Nam (Hoa Kỳ, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản) nhằm quảng bá,

giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tới bạn hàng quốc tế.

(3) Duy trì tổ chức thường niên Hội chợ nơng nghiệp quốc tế tại Cần Thơ. Tổ chức 1 hội chợ quốc tế ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng Bắc bộ. Các Hội chợ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo doanh nghiệp được tham dự đồng thời quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam.

(4) Tổ chức tham gia một số hội chợ quốc tế chuyên ngành lớn về các mặt hàng mà nơng nghiệp Việt Nam có thế mạnh như cà phê, chè.

- Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp là đơn vị đầu mối tổ chức các hoạt động (1), (2), (3), bao gồm việc dự tốn kinh phí, lên chương trình, phối hợp với các bên liên quan nhằm tổ chức hoạt động xúc tiến một cách hiệu quả, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ NN&PTNT. Các hiệp hội ngành hàng phối hợp với Trung tâm trong việc thông tin tới các doanh nghiệp hội viên để biết và tham gia, đồng thời hỗ trợ Trung tâm trong việc tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia Hội chợ. Bộ NN&PTNT là đơn vị chỉ đạo thống nhất đối với các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ngành nông nghiệp.

Các Hiệp hội ngành hàng chuyên quản nghiên cứu đề xuất việc tham gia các hội chợ quốc tế chuyên ngành lớn ở nước ngoài nhằm thực hiện mục tiêu xuất khẩu tới năm 2015. Bộ NN&PTNT sẽ xem xét, thẩm định đề xuất của các Hiệp hội để cấp duyệt kinh phí.

- Đối với các hội chợ triển lãm ở nước ngồi, đơn vị chủ trì cần liên hệ với các Thương vụ Việt Nam tại nước ngồi để được hỗ trợ cơng tác chuẩn bị, liên hệ với các đối tác nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sự thành công của các hoạt động.

c. Kinh phí

Tổng kinh phí dành cho hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ triển lãm quốc tế trong và ngoài nước là 75 tỷ đồng/5 năm.

Đối với hoạt động tham gia hội chợ triển lãm quốc tế ở nước ngoài, doanh nghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ 100% chi phí gian hàng, chi phí tham gia hội chợ, chi phí tuyên truyền quảng bá tại hội chợ.

nghiệp được hỗ trợ 70% chi phí gian hàng, 100% chi phí tuyên truyền quảng bá. 3.2.5.2. Tổ chức khảo sát giao thương tại thị trường nước ngoài

a. Sự cần thiết

Khảo sát thị trường cũng là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống thường xuyên được áp dụng nhằm mục tiêu phát triển thị trường. Thông qua các cuộc khảo sát thị trường, giao dịch thương mại, các doanh nghiệp có điều kiện nghiên cứu tình hình thị trường, tâm lý, thị hiếu, khẩu vị của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu, đồng thời có cơ hội tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm một cách trực tiếp tới đối tác, bạn hàng, nhờ đó duy trì được thị trường xuất khẩu truyền thống, tìm được thị trường xuất khẩu tiềm năng và đưa được sản phẩm của mình ra nước ngồi.

Giai đoạn 2006-2010, nhiều chương trình khảo sát thị trường đã được tăng cường triển khai thực hiện nhằm tìm kiếm các thị trường mới, giàu tiềm năng, khai thác các thị trường khe, thị trường ngách với những hợp đồng có giá trị nhỏ và trung bình, tiến tới cải tiến và mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của các thị trường lớn; đồng thời, tạo cơ hội quảng bá sâu rộng hơn, đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, giảm thiểu rủi ro khi gặp những khó khăn ở các thị trường truyền thống trong quá trình cạnh tranh và hội nhập kinh tế.

b. Phương án triển khai

- Với đặc thù là mỗi ngành hàng sẽ có những thị trường mục tiêu và tiêu chí tiếp cận khách hàng riêng nên đối với hoạt động tổ chức khảo sát giao thương tại thị trường nước ngoài, mỗi hiệp hội ngành hàng sẽ chủ động xây dựng đề xuất và chủ trì thực hiện trên cơ sở định hướng chiến lược của từng ngành hàng. Ví dụ: ngành chè sẽ do Hiệp hội chè chủ trì tổ chức thực hiện, ngành hồ tiêu sẽ do Hiệp hội hồ tiêu chủ trì tổ chức thực hiện, … Sau khi nghiên cứu, đưa ra định hướng phát triển thị trường của toàn ngành, các hiệp hội sẽ xây dựng chương trình khảo sát với phương án triển khai cụ thể và dự tốn kinh phí chi tiết gửi Bộ NN&PTNT xem xét

duyệt cấp kinh phí.

- Việc tổ chức các đồn khảo sát giao thương tại thị trường nước ngoài cũng cần được phối hợp chặt chẽ với các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài nhằm đảm bảo sự chủ động tối đa, giảm thiểu rủi ro và đạt được hiệu quả cao nhất.

- Nên kết hợp thực hiện đoàn khảo sát thị trường trong khn khổ các đồn tham dự hội chợ triển lãm quốc tế nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến.

c. Kinh phí

- Kinh phí dành cho hoạt động tổ chức khảo sát giao thương tại thị trường nước ngoài là 40 tỷ đồng/5 năm.

- Đối với hoạt động tổ chức khảo sát giao thương tại thị trường nước ngoài, doanh nghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ 100% chi phí thực hiện khảo sát, giao thương và ăn ở tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu xây dựng và thực hiện chương trình xúc tiến xuất khẩu quốc gia của việt nam đối với nhóm hàng nông sản đến năm 2015 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w