Chương 2 NGUYÊN VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Các phương pháp phân tích
2.4.2. Định lượng tanin (polyphenol) bằng phương pháp Lowenthal
2.4.2.1.Cơ sở phương pháp [144]:
Phương pháp này được biết đến như là một phương pháp định lượng tanin tổng số đống thời nó cũng được liệt kê vào một trong số các phương pháp định lượng polyphenol tổng số. Cơ sở của phương pháp là dựa trên q trình oxy hóa tanin (polyphenol) bằng KMnO4 trong mơi trường H2SO4 với sự có mặt của chỉ thị là indigocarmin. Sau khi oxy hóa hết phenol thì KMnO4 sẽ tiếp tục oxy hóa làm mất màu chất chỉ thị.
Phương pháp này cho kết quả phân tích phản ánh hàm lượng tanin (polyphenol) tổng số, trong định lượng polyphenol ít được ưu chuộng so với các phương pháp khác như phương pháp dựa vào phản ứng với thuốc thử Folin- Ciocalteu mô tả trong mục 2.5.1 do hàm lượng polyphenol được định lượng theo phương pháp này có sự dao động nhất định so với thực tế (thông thường cho kết quả cao hơn, xong với các mẫu chứa nhiều catechin, quercetin và phenol thì kết quả lại thấp hơn) [144]. Tuy nhiên đây là phương pháp khá đơn giản, dễ thực hiện, lại phản ánh được lượng tanin và polyphenol tổng số vì vậy chúng tôi đã lựa chọn sử dụng để đánh giá hàm lượng tanin (polyphenol) tổng số trong mẫu, làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu suất trích ly nhóm hợp chất này bằng các phương pháp khác nhau.
2.4.2.2. Xác định hàm lượng tanin (polyphenol)
X = (a − b) × V2× 0,004157
V1× G × 100% (2.2)
Trong đó:
X: Hàm lượng tanin (polyphenol) theo % chất khô 100: Là hệ số hiệu chỉnh nồng độ của KMnO4 0,1N V1: Thể tích dung dịch mẫu đem phân tích (5mL) V2: Thể tích bình định mức (250mL)
a: Lượng KMnO4 dùng để chuẩn độ mẫu phân tích (mL) b: Lượng KMnO4 dùng để chuẩn độ mẫu đối chứng (mL)
0,004157: Hệ số tính tốn tanin (polyphenol) tương ứng với 1mL KMnO4 0,1N G: Là khối lượng chất khô nguyên liệu (g).
Hiệu suất trích ly tanin (polyphenol) được tính theo cơng thức:
𝐻 =𝑎
𝑏 × 100 (%) (2.3)
Trong đó:
H là hiệu suất trích ly tanin (polyphenol) tổng số (%)
a và b là hàm lượng tanin (polyphenol) trong dịch trích ly và trong nguyên liệu (g)
2.4.3. Xác định tổng hàm lượng chất tạo màu anthocyanin dạng monome bằng phương pháp pH vi sai