Độc tính với tế nào dịng Vero của một số chiết xuất măng cụt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận một số nhóm hợp chất có hoạt tính từ vỏ quả măng cụt (garcinia mangostana linn) và định hướng ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm (Trang 104 - 105)

Qua các thử nghiệm đánh giá hoạt tính chống oxy hố, kháng vi sinh vật kiểm định và độc tính với tế bào thường dòng (Vero) đã chỉ rõ hầu hết các chiết xuất thu được từ vỏ quả măng cụt (các chất sạch như α-mangostin, garcinone C, D, mangostin và các chiết xuất thô như dịch chiết cô đặc, cặn chiết nước, cặn ethyl acetate) đều thể hiện hoạt tính chống oxy hố, kháng các vi khuẩn Gram (+) đặc biệt là Staphylococcus aureus. Điều này gợi ý cho hướng ứng dụng các chiết xuất này trong thực phẩm với vai trò của những chất chống oxy hoá và kháng khuẩn. Chiết xuất α-mangostin và cặn ethyl acetate thể hiện độc tính mạnh với tế bào thường (Vero) vì vậy khi tính tốn liều lượng bổ sung vào thực phẩm cần phải được cân nhắc.

3.5. Nghiên cứu chế tạo hạt nano tổ hợp carrageenan-chitosan-α-mangostin mangostin

Từ kết quả phân tích hoat tính kháng khuẩn, chống oxy hố và độc tính với tế bào cho thấy chiết xuất α-mangostin phân tách từ vỏ quả măng cụt thể hiện hoạt tính mạnh với các vi khuẩn Gram Stap. Aureus, B.subtilis, Lactobacillus fermentum, có hoạt tính chống oxy hố với SC50 = 490 µg/mL và thể hiện độc tính với tế bào dịng Vero (IC50=2,68 µg/mL). Kết hợp với các phân tích về tình hình nghiên cứu

Ký hiệu mẫu Nồng độ mẫu, µg/mL Tỷ lệ ức chế TB CI (%) Dịng tế bào Vero (giá trị IC50, µg/mL) α-mangostin (GCM1) 25 99,98 ± 1,04 2,68 5 63,21 ± 0,56 1 42,55 ± 0,32 Cặn ethyl acetate 100 100,00 ± 0,0 25,42 50 99,76 ± 0,98 25 40,53 ± 0,67 Cặn nước 100 26,67 ± 0,43 >100 50 17,32 ± 0,55 25 11,09 ± 0,79 Dịch chiết cô đặc (SPL1) 100 26,32 ± 1,10 >100 50 15,87 ± 0,23 25 11,32 ± 0,89

và ứng dụng hoạt chất α-manostin trong các lĩnh vực khác nhau (được trình bày trong mục 1.4.1.1 và 1.4.2), chúng tơi lựa chọnđã thực hiện nghiên cứu chế tạo hạt nano tổ hợp carrageenan, chitosan với chiết xuất α-mangostin.

Hạt nano tổ hợp được tạo thành từ 2 polyme carrageenan, chitosan với chiết xuất α-mangostin theo phương pháp gel hố ion dựa theo quy trình được xây dựng bởi Rodrigues và cộng sự (2012) có điều chỉnh tỷ lệ của các polyme và hoạt chất sử dụng [143], các bước cơ bản được mơ tả trong hình 2.12.

Sản phẩm hạt nano tổ hợp được nghiên cứu các đặc trưng về: - Khả năng dung nạp chất α-mangostin thông qua hiệu suất tải chất

- Cấu trúc hoá học của hạt tổ hợp và sự tương tác giữa các thành phần nguyên liệu trong hạt tổ hợp thông qua xác định các dao động hóa trị của một số liên kết gốc hoá trị đặc trưng của hạt tổ hợp bằng cách đo phổ hồng ngoại IR;

- Hình dạng của hạt bằng cách quan sát trên hình ảnh Fresem

- Sự phân bố kích thước hạt bằng phương pháp tán xạ ánh sáng động;

- Đặc tính ưa nước, kỵ nước thơng qua góc tiếp xúc giữa giọt nước và bề mặt viên nén được tạo nên từ hạt tổ hợp;

- Khả năng hồ tan và động học q trình giải phóng chất α-mangostin trong các dung dịch pH khác nhau;

- Các hoạt tính sinh học như hoạt tính chống oxy hố, kháng vi sinh vật kiểm định, độc tính thơng qua đánh giá khả năng ức chế tăng sinh tế bào thường dòng Vero. Kết quả nghiên cứu cụ thể được trình bày sau đây:

3.5.1. Đánh giá hiệu suất tải α-mangostin

Hiệu suất mang α-mangostin của hạt tổ hợp carrageenan, chitosan và α- mangostin (CCG) thể hiện trong bảng 3.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận một số nhóm hợp chất có hoạt tính từ vỏ quả măng cụt (garcinia mangostana linn) và định hướng ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)