Phương pháp thử hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp bẫy các gốc tự

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận một số nhóm hợp chất có hoạt tính từ vỏ quả măng cụt (garcinia mangostana linn) và định hướng ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm (Trang 62)

Chương 2 NGUYÊN VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Các phương pháp phân tích

2.4.8. Phương pháp thử hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp bẫy các gốc tự

bẫy các gốc tự do tạo bởi DPPH

2.4.8.1. Cơ sở của phương pháp [147]

Phân tích khả năng bẫy các gốc tự do tạo bởi DPPH (1,1-diphenyl-2- picrylhydrazyl) là phương pháp đã được công nhận để xác định nhanh hoạt tính chống oxy hóa. Chất thử được hịa trong dimethyl sulfoxide (DMSO 100%) và DPPH được pha trong ethanol 96%. Sự hấp thụ của DPPH ở =515 nm được xác

định sau khi nhỏ DPPH vào dung dịch mẫu thử trên phiến vi lượng 96 giếng. Kết quả các thử nghiệm được thể hiện là giá trị trung bình của ít nhất 3 phép thử lặp lại ± độ lệch chuẩn (p ≤0,05).

2.5.8.2. Xác định hoạt tính

Mẫu được pha trong DMSO 100% với nồng độ 4mg/mL đối với dịch chiết thô và 1mg/mL với mẫu tinh sạch. Sử dụng axit ascorbic 5 mM trong DMSO 10% làm đối chứng dương. Mẫu được nhỏ trên phiến vi lượng 96 giếng với dung dịch DPPH để được nồng độ cuối của mẫu thử thích hợp.

Ủ ở 37oC trong 30 phút và đo mật độ quang (OD) ở bước sóng =515 nm trên thiết bị đo quang Scavenging capacity, (Infinite F50, Tecan, Thụy Sỹ).

- Khả năng trung hòa các gốc tự do (SC%) được tính theo cơng thức (2.10):

SC (%) = [𝑂𝐷𝑡ℎí 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑚−𝑂𝐷𝐷𝑀𝑆𝑂

𝑂𝐷đố𝑖 𝑐ℎứ𝑛𝑔 × 100] (2.10) Trong đó:

SC là khả năng trung hồ các gốc tự do (%)

ODthí nghiệm, ODđối chứng (-) và ODDMSO là mật độ quang của mẫu thí nghiệm, mẫu đối chứng (-) và của DMSO tại bước sóng 515nm

- Giá trị SC50 là nồng độ của chất thử mà tại đó trung hịa được 50% các gốc tự do. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của dịch thử nghiệm dựa trên giá trị SC50. Giá trị SC50 là lượng chất chống oxy hóa cần thiết để giảm 50% các gốc tự do trong dung dịch và được xác định thông qua hàm tương quan giữa nồng độ chất tan và phần trăm quét gốc tự do DPPH [148].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận một số nhóm hợp chất có hoạt tính từ vỏ quả măng cụt (garcinia mangostana linn) và định hướng ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)