Quy trình thu nhận chiết xuất giàu hoạt chất từ vỏ quả măng cụt Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận một số nhóm hợp chất có hoạt tính từ vỏ quả măng cụt (garcinia mangostana linn) và định hướng ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm (Trang 90 - 91)

3.3. Phân lập một số hoạt chất từ vỏ quả măng cụt

Từ bột vỏ quả măng cụt khô được thu thập ở hai địa phương Lâm Đồng và Cần Thơ chúng tôi thực hiện quá trình chiết tách và phân lập các hoạt chất theo các quy trình độc lập, trong quá trình thực hiện dựa trên kết quả thu được có điều chỉnh hệ dung môi khác nhau nhằm phân lập được nhiều hoạt chất nhất.

3.3.1. Phân lập các hoạt chất từ vỏ quả măng cụt

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong vỏ quả măng cụt có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học nhóm polyphenol điển hình như các hợp chất xanthone, tanin, anthocyanin, nhiều hoạt chất đã được phân lập và xác định hoạt tính sinh học điển hình như α, β, γ – mangostin, gartanin, iso mangostin, catechin, epicatechin, … [11, 25, [5, 11, 22, 25-27, 77]. Với mục tiêu phân lập được các hợp chất có hoạt tính sinh học từ vỏ quả nhằm ứng dụng vào công nghệ thực phẩm, chúng tôi đã sử dụng các kỹ thuật chiết phân đoạn và sắc ký với các dung môi/hệ dung môi khác nhau, dựa trên quy trình phân tập các hoạt chất từ vỏ quả măng cụt Cần Thơ chúng tôi đã nghiên cứu [170]. Quy trình và kết quả phân lập các hợp chất có hoạt tính từ vỏ quả măng cụt khơ được mơ tả trên hình 3.13.

Cách thực hiện như sau:

Lấy 4,0 kg mẫu vỏ măng cụt khô, xay nhỏ tới kích thước hạt lọt sàng có đường kính lỗ d=1mm. Trích ly siêu âm có gia nhiệt với dung môi ethanol 60%. Lọc thu hồi dịch trích ly, sau đó cất loại dung mơi bằng cơ quay chân không ở 60oC thu được 400,1g cao tổng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận một số nhóm hợp chất có hoạt tính từ vỏ quả măng cụt (garcinia mangostana linn) và định hướng ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)