Nghiên cứu phân tích thành phần hố học của vỏ quả măng cụt Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận một số nhóm hợp chất có hoạt tính từ vỏ quả măng cụt (garcinia mangostana linn) và định hướng ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm (Trang 44)

Chương 2 NGUYÊN VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Bố trí thí nghiệm Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu phân tích thành phần hố học của vỏ quả măng cụt Việt Nam

Việt Nam

- Chuẩn bị mẫu: Nguyên liệu được thu gom từ tại 06 địa phương trồng nhiều

măng cụt: Cái Mơn (Bến Tre), An Bình (Vĩnh Long), Cầu Kè (Trà Vinh), thành phố Cần Thơ, Lái Thiêu (Bình Dương) và Bảo Lộc (Lâm Đồng) vụ 2018. Mỗi địa phương thu gom từ 30÷ 50 kg quả măng cụt đạt độ chín ăn được, có màu từ tím đậm/nâu tím. Quả măng cụt ngay sau khi thu hái được sơ chế theo quy trình được mơ tả trong Hình 2.1 để thu nguyên liệu bột vỏ quả măng cụt khô phục vụ cho nghiên cứu. Bột vỏ quả măng cụt khô của mỗi địa phương được lấy mẫu để phân tích một số thành phần hoá học cơ bản. Mỗi chỉ tiêu phân tích tiến hành 3 thí nghiệm lặp lại, mỗi thí nghiệm được chuẩn bị 10g bột vỏ quả măng cụt.

- Phân tích xác định hàm lượng một số thành phần hoá học cơ bản: + Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp sấy đến khối lượng không đổi, + Xác định hàm lượng polyphenol theo TCVN 9745-1:2013,

+ Xác định hàm lượng tanin tổng số bằng phương pháp Lowenthal; + Xác định hàm lượng anthocyanin bằng phương pháp pH visai; + Xác định hàm lượng cellulose theo TCVN 5103:1990;

+ Xác định hàm lượng pectin bằng phương pháp kết tủa canxipectate; + Xác định hàm lượng tinh bột bằng phương pháp chuẩn

+ Xác định hàm lượng tro theo TCVN 9939:2013.

Từ các dữ liệu phân tích được làm cơ sở đánh giá chất lượng của nguyên liệu và lựa chọn vùng nguyên liệu thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

Từ các dữ liệu phân tích được làm cơ sở đánh giá chất lượng của nguyên liệu và lựa chọn vùng nguyên liệu thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

Để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố và phương pháp trích ly trong q trình thu nhận các hợp chất có hoạt tính sinh học từ vỏ quả măng cụt, chúng tôi tiến hành song song 3 phương pháp: Phương pháp trích ly với dung môi hữu cơ thông thường (Solvent extraction, SE), phương pháp trích ly có hỗ trợ siêu âm (Ultrasonic assisted extraction, UAE) và phương pháp trích ly có xúc tác enzym (Enzyme assisted extraction, EAE). Tuỳ thuộc từng phương pháp trích ly, khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố như nồng độ dung môi, nhiệt độ, thời gian, pH, … để lựa chọn được chế độ công nghệ phù hợp. So sánh hiệu suất trích ly và hoạt tính của dịch chiết thơ thu được của mỗi phương pháp để lựa chọn ra phương pháp thu nhận các hoạt chất từ vỏ quả măng cụt phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thu nhận một số nhóm hợp chất có hoạt tính từ vỏ quả măng cụt (garcinia mangostana linn) và định hướng ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)