Chương 2 NGUYÊN VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Các phương pháp phân tích
2.4.5. Phân tích hàm lượng tinh bột bằng phương pháp hoá học
2.4.5.1. Cơ sở của phương pháp [146]
Thủy phân tinh bột thành đường trong dung dịch HCl 2% ở điều kiện đun sơi trong bình cách thủy trong thời gian 2 giờ. Dịch đã thủy phân được làm nguội và trung hòa bằng NaOH với chỉ thị methyl da cam. Hàm lượng đường trong dung dịch được xác định theo phương pháp Graxianop [146].
2.4.5.2. Tiến hành thí nghiệm
Cân 2g mẫu rồi chuyển toàn bộ vào bình tam giác hoặc bình cầu dung tích 250mL. Để loại bỏ đường tan, thêm vào bình 50mL nước cất, lắc đều giữ yên 30 phút, lọc loại bỏ nước rửa, tiếp tục rửa mẫu bằng nước cất thêm 2 – 3 lần. Tiếp theo chuyển hồn tồn mẫu vào bình cầu bằng 100mL HCl 2% (100mL nước cất + 6mL
HCl 35%), lắp sinh hàn (dùng sinh hàn khí hoặc sinh hàn nước). Đun sơi cách thủy trong khoảng 1 giờ. Mức nước ở nồi cách thủy phải ln cao hơn nước trong bình thủy phân, phải chuẩn bị nước sôi để bổ sung vào. Sau 1 giờ thủy phân, toàn bộ tinh bột đã chuyển thành glucose (thử bằng iot), làm nguội đến nhiệt độ phịng, nhỏ thêm 4÷ 5 giọt methyl da cam rồi dùng NaOH 10% để trung hòa tới khi chuyển màu.
Chú ý chỉ trung hòa khi đã làm nguội đến nhiệt độ phòng. Trung hòa xong, chuyển tồn bộ dịch thủy phân vào bình định mức 250mL, tráng rửa bình phản ứng bằng nước cất, chuyển tồn bộ vào bình định mức rồi thêm nước cất đến ngấn bình và đem lọc. Dịch đường thu được đem xác định đường khử theo các phương pháp xác định đường Graxianop.
Hàm lượng tinh bột trong nguyên liệu TB (%) được tính theo cơng thức (2.7):
𝑇𝐵 = 𝑎 × 250 × 100
𝑏 × 𝑚 × 0,9 (%) (2.7)
Trong đó
a – Số g đường glucose có trong dịch đường 0,5% chuẩn độ hết 20mL fericyanua;
b- Số g mẫu thí nghiệm
m- Số mL dung dịch mẫu thí nghiệm chuẩn độ hết 20mL fericyanua; 250- Thể tích dịch thuỷ phân (mL)
100- Hệ số quy về phầm trăm
0,9- Hệ số quy đổi (một phần khối lượng đường glucose tương ứng với 0,9 phần trọng lượng tinh bột)