Xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy định cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN theo hướng thống nhất gọn lại hệ thống

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 90 - 92)

- Mua sắm, sửa chữa tài sản,

3.2.1.1.Xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy định cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN theo hướng thống nhất gọn lại hệ thống

NHÀ NƯỚC TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN

3.2.1.1.Xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy định cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN theo hướng thống nhất gọn lại hệ thống

thường xuyên NSNN qua KBNN theo hướng thống nhất gọn lại hệ thống văn bản KSC.

- Bổ sung, sửa đổi Luật NSNN nhằm bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Sửa theo hướng: về dự toán NSNN: Cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm quản lý dự toán và truyền số liệu dự toán ( cả phân bổ và điều chỉnh ) sang KBNN theo chương trình thống nhất để KBNN thực hiện. Quy trình phân bổ dự toán NSNN được thực hiện từ trên xuống, cụ thể dự kiến như sau: Quản lý các danh mục tổ hợp tài khoản sử dụng để phân bổ ngân sách, quản lý danh mục các mã dự toán, mã tổ chức dự toán, quy trình điều chỉnh dự toán và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách; quản lý các quy trình tạo và nhập dự toán vào hệ thống, bao gồm quy trình tạm cấp kinh phí, quy trình nhập dự toán ngân sách được Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp quyết định vào hệ thống, quy trình phân bổ dự toán theo chức năng, quy trình này được phân bổ từ trên xuống, quy trình điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách, quy trình ứng trước dự toán.

Như vậy, KBNN phải có chương trình thống nhất để quản lý toàn bộ dự toán từ cấp 0: Quốc hội, HĐND các cấp đến đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2, cấp 3… đơn vị sử dụng NSNN. Hiện nay chỉ quản lý ở đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng NSNN, tại KBNN nơi đơn vị giao dịch.

Thống nhất phân bổ dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản;

Vốn nước ngoài cũng cân đối và phân bổ và giao dự toán.

Cơ quan KBNN có tài khoản riêng để hạch toán và theo dõi dự toán tạm cấp trong trường hợp chưa có dự toán chính thức được giao.

- Luật NSNN cần phải có những điều khoản quy định chặt chẽ tính thống nhất và công khai hoá trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Đảm bảo cho Luật NSNN đề cao được quyền làm chủ của các đơn vị và cá nhân trong lĩnh vực tài chính – ngân sách. Luật NSNN phải tạo điều kiện cho mọi người dân nắm được một cách rõ ràng, chính xác, kịp thời những đóng góp của họ đã được sử dụng vào những mục đích gì, hiệu quả mang lại ra sao theo hướng dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

- Cần chú ý tính đồng bộ và kịp thời khi ban hành các bộ luật và các văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm bảo đảm tính thống nhất cao và thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện; tạo điều kiện cho các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát việc thi hành luật có căn cứ xử lý chính xác các vi phạm và có thể đưa ra các phán quyết đúng đắn nhất, thực sự đưa luật đi vào cuộc sống.

- Cần có tư duy mới và quan niệm mới về Luật NSNN. Thực tế cuộc sống cho thấy, nền kinh tế – xã hội của ta liên tục phát triển và không ngừng đổi mới. Đi theo nó là sự thay đổi hàng loạt cơ chế chính sách quản lý kinh tế, tài chính ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Tẩt cả những sự kiện ấy tác động trực tiếp đến các bộ luật, trong đó Luật NSNN là một trong những bộ luật chịu tác động nhiều nhất. Chính vì vậy, trong gần 10 năm thực hiện Luật NSNN, chúng ta đã liên tục có những thay đổi bổ sung và năm 2002 lần thứ hai Quốc hội đã ban hành Luật NSNN sửa đổi mang tính toàn diện.

- Hiện nay ít nhất chúng ta có bẩy hình thức KSC thường xuyên NSNN, theo đó là bẩy cơ chế kiểm soát khác nhau, với quá nhiều văn bản, chế độ đi theo. Trong một đơn vị sử dụng NSNN cũng có nhiều hình thức KSC khác nhau. Do đó gây khó khăn cho đơn vị và cho KBNN trong quá trình thực hiện chi và KSC thường xuyên NSNN.

Đề nghị thống nhất lại thành ba loại chế độ KSC thường xuyên NSNN như sau:

+ Xây dựng cơ chế KSC thường xuyên thống nhất cho đơn vị không khoán, chi thường xuyên ngân sách đảng, chi ngân sách xã vào hình thức KSC không khoán.

+ Tất cả các đơn vị khoán kinh phí từ NSNN xây dựng thống nhất một hình thức KSC và quản lý hình thức ngân sách khoán.

+ Ngân sách quốc phòng và an ninh nên xây dựng thống nhất lại một hình thức KSC, hình thức này có tính chất chi đặc biệt, còn khoản nào không phải là chi đặc biệt thì theo hình thức KSC thường xuyên.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 90 - 92)