- Mua sắm, sửa chữa tài sản,
NHÀ NƯỚC TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN
3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 1 Đối với Chính phủ
3.3.1. Đối với Chính phủ
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ, định mức,
tiêu chuẩn chi ngân sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ. Từ khi Luật ngân sách nhà nước có hiệu lực đến nay, cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước đã từng bước đổi mới, có tác động tích cực đối với quá trình lập, chấp hành và quyết toán chi ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó các văn bản hướng dẫn công tác đấu thầu mua sắm hàng hóa dịch vụ và xây dựng cơ bản cũng đã được ban hành tương đối đầy đủ.
Tuy nhiên cho tới nay, các văn bản trên vẫn còn nhiều bất cập và thường xuyên có sự thay đổi, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung và Tổng cục Hải quan nói riêng.
Do đó, việc Chính phủ, Quốc hội xây dựng hệ thống văn bản chính sách, chế độ, định mức chi tiêu đầy đủ, thống nhất, ổn định và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước là một điều kiện tiên quyết để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước đối với các cơ quan hành chính nhà nước nói chung cũng như đối với ngành Hải quan nói riêng.
Thứ hai, về tổ chức, biên chế, quản lý cán bộ.
Kiến nghị Chính phủ Quốc hội có chính sách, biện pháp nhằm thu hút nhân tài trong đó có đội ngũ công chức làm công tác kế toán, công tác tin học, công tác mua sắm, xây dựng cơ bản...vào làm việc tại cơ quan nhà nước, tránh tình trạng chảy máu chất xám (cải cách chế độ tiền lương, trợ cấp, quy hoạch,
đề bạt, bổ nhiệm...); cần chú trọng đặc biệt đến công tác đời sống của cán bộ, công chức. Tạo mọi điều kiện để cán bộ, công chức có thể nâng cao mức thu nhập trong phạm vi có thể. Có chính sách đãi ngộ thích hợp đối với các cá nhân có thành tích trong công tác, hoặc có sáng kiến đem lại hiệu quả kinh tế cho đất nước.