Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 27 - 29)

Chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch chi ngân sách nhà nước năm thành hiện thực.

Để thực thi ngân sách được hiệu quả, vai trò của khâu lập dự toán là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa thực hiện chi thường xuyên ngân sách chỉ đơn thuần là đảm bảo tuân thủ ngân sách dự kiến ban đầu, mà phải thích ứng với các thay đổi khách quan trong quá trình thực hiện, đồng thời tính đến hiệu quả hoạt động.

a) Mục tiêu của chấp hành chi thường xuyên ngân sách nhà nước Mục tiêu của chấp hành chi ngân sách nhà nước là:

- Biến các chỉ tiêu chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của Nhà nước. Thông qua chấp hành chi thường xuyên ngân sách nhà nước mà tiến hành đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.

- Đối với công tác quản lý điều hành ngân sách nhà nước, chấp hành chi thường xuyên ngân sách nhà nước là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực không là tùy thuộc vào khâu chấp hành ngân sách. Hơn nữa, chấp hành chi thường xuyên ngân sách thực hiện tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là quyết toán ngân sách nhà nước.

b) Tổ chức chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.

Dự toán chi thường xuyên cho đơn vị sử dụng ngân sách đối với những khoản chi không giao tự chủ cho đơn vị được phân bổ theo 4 nhóm mục:

- Chi thanh toán cá nhân. - Chi nghiệp vụ chuyên môn.

- Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản phục vụ công tác chuyên môn. - Các khoản chi khác.

Đối với những khoản chi thường xuyên đơn vị được giao tự chủ sẽ được cơ quan có thẩm quyền phân bổ theo nhóm mục chi đó là: nhóm mục các khoản chi khác của mục lục ngân sách nhà nước.

c) Cơ chế kiểm soát chi

Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho Bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho Bạc Nhà nước.

Chi thường xuyên ngân sách nhà nước chi được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Đã có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao.

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định. - Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

* Điều chỉnh dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Trong quá trình chấp hành ngân sách, nếu có sự thay đổi về nhiệm vụ chi do chưa phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị; chế độ, chính sách, định

mức chi tiêu của nhà nước thay đổi thì dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước được điều chỉnh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 27 - 29)