Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Tổng cục Hải quan giai đoạn 2005 –

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 50 - 56)

TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CỤC HẢI QUAN

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Tổng cục Hải quan giai đoạn 2005 –

tại Tổng cục Hải quan giai đoạn 2005 – 2011

Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của các cấp dự toán và của các đơn vị dự toán trong ngành Hải quan giai đoạn 2005-2011 về cơ bản được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật ngân sách Nhà nước, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước, các Quyết định, Thông tư của Thủ tướng, Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế.

Theo như quy định tại cơ chế quản lý tài chính và biên chế thì hàng năm ngành Hải quan được trích để lại 1,6% trên tổng số thu ngân sách theo chỉ tiêu kế hoạch được giao (giai đoạn 2005 – 2010), 1,9% trên tổng số thu ngân sách theo chỉ tiêu kế hoạch được giao (giai đoạn 2011 – 2015). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên của ngành Hải quan và phấn đấu đạt 1 trong 4 mục tiêu Thủ tướng Chính phủ yêu cầu là thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu ngân sách nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ thu thuế cho ngân sách nhà nước được Nhà nước giao.

Do vậy việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu, tăng thu cho ngân sách nhà nước sẽ tạo điều kiện cho ngành Hải quan tăng thêm nguồn kinh phí được sử dụng để thực hiện công tác hiện đại hóa ngành, đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế, tăng kinh phí tiết kiệm để nâng cao, cải thiện đời sống cho cán bộ công chức. Nhận thức được tầm quan trọng của cơ chế đặc biệt này, tập thể Lãnh đạo cũng như cán bộ, công chức ngành Hải quan đã chủ động đề ra và thực thi các giải pháp đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ như rà soát lại kim ngạch xuất nhập khẩu, tính toán lại các chỉ tiêu kế hoạch giao cho từng đơn vị đồng thời thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu và gian lận thương mại, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong việc nộp thuế, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh liên quan đến công tác quản lý thuế, thành lập nhiều đoàn đốc thu chống nợ đọng thuế...

Giai đoạn 2005-2011 nguồn thu ngân sách bị tác động rất mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và biến động khó lường của thị trường tài chính, giá cả thế giới và trong nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm không ổn định và có năm giảm đột biến, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên tiếp và gây hậu quả

nghiêm trọng tại nhiều vùng trong cả nước. Đặc biệt từ nửa cuối năm 2008 đến năm 2009, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái, tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp.... Tuy nhiên, ngành Hải quan đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách do Nhà nước giao, năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước. Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1 “Kết quả thu nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2005-2011 của ngành Hải quan”

Bảng 2.1: Kết quả thu nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2005-2011 của ngành Hải quan

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Kế hoạch Thực hiện

Mức thực hiện tăng, giảm so với Tỷ lệ % thực hiện so với Kế hoạch Năm trước Kế hoạch Năm trước 2005 47.000 53.136 6.136 6.931 113 115 2006 56.000 60.040 4.040 6.904 107 113 2007 69.900 85.080 15.180 25.040 122 142 2008 84.500 125.638 41.138 40.558 149 148 2009 121.200 143.370 22.170 17.732 118 114 2010 131.500 158.000 26.500 14.630 120 110 2011 170.000 215.000 45.000 57.000 126 136

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Số thu ngân sách ngành Hải quan giai đoạn 2005-2011 không ngừng tăng lên qua các năm. Cụ thể năm 2007 số thu ngân sách đạt 85.080 tỷ đồng, bằng 122% so với kế hoạch được giao và tăng 42 % so với năm trước. Năm 2008 thu ngân sách đạt 125.638 tỷ đồng, tăng 41.138 tỷ đồng so với kế hoạch được giao và tăng 48% so với năm trước. Năm 2010 số thu ngân sách đạt 158.000 tỷ đồng, tăng 26.500 tỷ đồng tương ứng tăng 20% so với kế hoạch được giao, và tăng 10% so với năm trước. Năm 2011, số thu ngân sách đạt 215.000 tỷ đồng, tăng 26% so với kế hoạch và tăng 36% so với năm trước. Đây là con số kỷ lục của Việt Nam,

được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ ghi nhận là 1 trong 10 sự kiện đáng nhớ của ngành Tài chính trong năm 2011.

Số thu ngân sách hàng năm mà Quốc hội giao cho sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để ngành Hải quan xây dựng và xác định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho toàn ngành, vì số thu ngân sách càng cao thì số kinh phí đảm bảo hoạt động được tính trên tỷ lệ % số thu ngân sách sẽ càng lớn. Do vậy, hàng năm trên cơ sở định hướng phát triển của ngành cũng như của từng đơn vị, dựa trên dự toán thu ngân sách được giao, dựa trên tổng nhu cầu chi tiêu của các đơn vị trong toàn ngành, đồng thời dựa trên chính sách, chế độ, định mức chi tiêu mà Nhà nước, Bộ Tài chính quy định mà ngành Hải quan báo cáo Bộ phê duyệt dự toán chi ngân sách.

Việc xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc tổng hợp từ dưới lên. Khi nhận được công văn hướng dẫn xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan (Vụ Tài vụ Quản trị) sẽ đề nghị các đơn vị dự toán cấp III tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời nhu cầu chi thường xuyên của đơn vị trong cả năm. Trên cơ sở đó, Tổng cục Hải quan (Vụ Tài vụ - Quản trị) sẽ tổng hợp, rà soát nhu cầu chi tiêu toàn Ngành. Sau khi tổng hợp dự toán chi ngân sách nhà nước toàn ngành, Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính đề nghị xem xét, phê duyệt dự toán, trong đó có dự toán chi thường xuyên NSNN của toàn ngành.

Trên cơ sở cân đối các nguồn thu - chi của hệ thống ngân sách Nhà nước, cũng như dựa trên tỷ lệ phần trăm dự toán thu hàng năm mà Quốc hội thông qua cho ngành Hải quan, đồng thời cùng với việc rà soát theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ hiện hành mà Bộ Tài chính thực hiện việc phê duyệt dự toán cho Tổng cục Hải quan.

Ngay khi nhận được Quyết định phê duyệt dự toán chi thường xuyên ngân sách của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan sẽ thực hiện phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo đúng dự toán Bộ giao cả về tổng mức

cũng như từng nội dung.

Nguyên tắc xây dựng, phân bổ và giao dự toán đối với các nội dung chi hoạt động thường xuyên: được giao khoán ổn định trong giai đoạn thực hiện thí điểm khoán và theo tỷ lệ quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, số kinh phí hoạt động thường xuyên giao khoán được xác định theo các căn cứ sau:

- Chỉ tiêu thu nộp NSNN do Tổng cục Hải quan giao.

- Số lao động được Tổng cục Hải quan phê được duyệt bao gồm: cán bộ, công chức trong biên chế giao khoán và lao động hợp đồng dài hạn.

- Số liệu quyết toán chi được duyệt trong 3 năm trước liền kề. - Tính chất, quy mô và địa bàn hoạt động của từng đơn vị.

- Chế độ quản lý tài chính hiện hành (hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu của Nhà nước, Bộ Tài chính và định mức chi tiêu nội bộ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành).

Cụ thể:

a. Các khoản thanh toán cho cá nhân:

- Tiền lương, phụ cấp lương giao đầu năm = (hệ số tiền lương và phụ cấp bình quân của đơn vị) x biên chế giao khoán x 12 tháng x hệ số điều chỉnh (1,8 lần) x mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

- Tiền thưởng và phúc lợi tập thể = (tổng tiền lương theo hệ số 1,8) x 3 tháng lương.

- Các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản đóng góp khác) = (tiền lương và một số khoản phụ cấp theo mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định) x tỷ lệ trích nộp theo quy định.

- Các khoản trợ cấp, phụ cấp đặc thù do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định = số đối tượng được hưởng x định mức được hưởng.

- Chi đồng phục, trang phục = số đối tượng hưởng x định mức tiêu chuẩn x đơn giá dự toán do Tổng cục Hải quan quy định.

- Chi văn phòng phẩm, thanh toán điện nước, thông tin liên lạc, hội gnhị, công tác phí, sửa chữa thường xuyên tài sản v.v.. được tính bằng số chi hợp lý của năm trước đã được xét duyệt quyết toán x tỷ lệ trượt giá là 15% và cộng thêm các khoản chi phát sinh mà các năm trước không có hoặc không đủ.

- Các khoản chi khác như: nhiên liệu tàu thuyền phục vụ công tác phòng chống buôn lậu, chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, chi muă sắm, sửa chữa tài sản như xe môtô, ôtô, tàu thuyền, bàn ghế làm việc, máy vi tính v.v... được căn cứ vào tiêu chuẩn định mức hoặc nhu cầu hợp lý của từng đơn vị.

Kết quả phân bổ được thể hiện ở Bảng 2.2 “ Cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong ngành Hải quan giai đoạn 2005-2011”.

Bảng 2.2: Cơ cấu phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách ngành Hải quan 2005-2011

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Nội dung chi Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng số 849 976 1.359 1.808 1.977 2.219 3.637

A Chi thường xuyên 516 698 889 1.082 1.392 1.644 1.988

1 Chi cho con người 325 481 570 733 996 1.181 1.412

2 Chi quản lý hành chính 89 98 111 133 160 191 239

3 Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù 102 119 208 216 236 272 337

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w