TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CỤC HẢI QUAN
2.2.1. Cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Tổng cục Hải quan
nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp II và tham mưu giúp Lãnh đạo Tổng cục là Vụ Tài vụ - Quản trị.
Đơn vị dự toán cấp III: gồm 44 đơn vị dự toán là các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương trực thuộc Tổng cục Hải quan.
Đơn vị dự toán kế toán trực thuộc: là một số Chi cục và tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị tương đương trực thuộc Tổng cục Hải quan.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN
2.2.1. Cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Tổng cụcHải quan Hải quan
Cơ chế quản lý chi thường xuyên của NSNN giao thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm ở Tổng cục Hải quan trong giai đoạn 2005-2011 được chia thành 3 giai đoạn. Đó là giai đoạn 2005 – 2008, giai đoạn 2009 – 2010 và giai đoạn 2011 – 2015. Việc quản lý chi thường xuyên của NSNN trong ngành Hải quan nhằm thực hiện các mục tiêu và yêu cầu mà Thủ tướng đã giao, đó là:
Thứ nhất, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu ngân sách nhà nước; hoàn thành nhiệm vụ thu thuế cho ngân sách nhà nước được Nhà nước giao.
Thứ hai, đổi mới cơ chế quản lý tài chính và biên chế; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao; sử dụng kinh phí được giao gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động tổ chức thu ngân sách nhà nước; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính.
Thứ ba, chủ động trong sử dụng nguồn kinh phí được giao, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tập trung hiện đại hóa công nghệ thông tin và trang bị kỹ thuật hiện đại để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hóa công nghệ quản lý nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ nhà nước giao, đủ điều kiện hội nhập quốc tế; tăng cường đào tạo và bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức.
Thứ tư, thực hiện công khai dân chủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chức ngành Hải quan.
Để hiểu rõ hơn về cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2005 - 2011 mà ngành Hải quan đã triển khai thực hiện, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các giai đoạn như sau:
a. Giai đoạn 2005 – 2007 và năm 2008:
* Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 109/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 về việc thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí hoạt động của Tổng cục Hải quan giai đoạn 2005-2007 và được áp dụng cho năm 2008. Nội dung cơ chế khoán kinh phí giai đoạn này như sau:
Hàng năm ngành Hải quan được sử dụng nguồn kinh phí giao khoán từ nguồn NSNN cấp là 1,6% trên tổng số thu thực nộp vào NSNN hàng năm do Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện. Trong tổng số nguồn kinh phí giao khoán nêu trên thì nguồn kinh phí chi thường xuyên được sử dung để chi cho con người (bao gồm cả chi tăng lương, chi thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức danh); chi quản lý hành chính; chi hoạt động nghiệp vụ; chi triển khai và phối hợp thực hiện nhiệm vụ; chi đoàn ra, đoàn vào.
Số kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi do thực hiện khoán được sử dụng để chi cho các nội dung sau:
- Chi bổ sung cho tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chống buôn lậu và nghiệp vụ hải quan; chi ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Chi bổ sung cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành. - Trợ cấp thêm ngoài chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ chế độ trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại lao động; bổ sung thêm thu nhập cho cán bộ, công chức ngành Hải quan, nhằm tạo động lực để hpàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao và đáp ứng yêu cầu về tương quan thu nhập thực tế trong hệ thống công chức nhà nước; chi hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan.
- Trích lập quỹ phát triển hoạt động ngành, quỹ dự phòng ổn định thu nhập; chi khen thưởng, phúc lợi, mức chi khen thưởng và phúc lợi hàng năm tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện.
* Căn cứ Quyết định số 109/2005/QĐ-TTg nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 55/2005/TT-BTC ngày 30/6/2005 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 109/2005/QĐ-TTg, Quyết định số 2151/QĐ-BTC ngày 30/6/2005 về việc ban hành quy chế quản lý thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí hoạt động đối với các đơn vị thực hiện khoán thuộc hệ thống Hải quan giai đoạn 2005-2007 và được áp dụng cho năm 2008. Nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính về cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN của ngành Hải quan có điểm khác biệt so với Quyết định số 109/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đó là không có nội dung chi đoàn ra, đoàn vào. Chi đoàn ra, đoàn vào được quy định trong nội dung chi không thường xuyên.
Nội dung chi thường xuyên được quy định cụ thể như sau:
- Chi thanh toán cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp (gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo chế độ nhà nước quy định
- Chi quản lý hành chính: chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; chi phí thuê mướn, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi quản lý hành chính khác.
- Chi hoạt động nghiệp vụ: vật tư, trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng; chi hoạt động phòng chống buôn lậu thất thu ngân sách nhà nước; ấn chỉ, trang phục và bảo hộ lao động; chi triển khai và phối hợp thực hiện nhiệm vụ; các khoản chi nghiệp vụ khác.
Số kinh phí tiết kiệm được từ các khoản chi do thực hiện khoán được sử dụng để chi cho các nội dung tương tự như quy định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Bộ Tài chính quy định cụ thể mức trích lập quỹ ổn định thu nhập không quá 1 tháng lương thực hiện dùng để chi đảm bảo ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức trong ngành do những nguyên nhân khách quan hoặc trong trường hợp đặc biệt; trích lập Quỹ phát triển hoạt động tối đa là 35% trên số kinh phí tiết kiệm được hàng năm. Quỹ này được sử dụng để chi tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nghiệp vụ hải quan, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các bộ công chức.
Mức tiền lương bình quân toàn ngành không vượt quá 1,8 lần so với chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan được sử dụng từ nguồn kinh phí tiết kiệm để chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức ngoài mức tiền lương 1,8 lần nêu trên. Mức chi do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định. Các loại phụ cấp được điều chỉnh theo mức chi tiền lương, thu nhập tăng thêm bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên hải quan và phụ cấp thâm niên vượt khung.
Cơ chế quản lý chi thường xuyên tại Thông tư số 55/2005/TT-BTC, Quyết định số 2151/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định chi hoạt động thường xuyên được lập, phân bổ và giao dự toán 3 nhóm là nhóm chi thanh toán cá nhân, nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn, nhóm các khoản chi khác. Các đơn vị dự toán tuỳ theo yêu cầu, nhiệm vụ chi được phép điều chỉnh dự toán giữa 3 nhóm mục nêu trên hoặc điều chỉnh từ 3 nhóm mục chi trên để
tăng nhóm chi mua sắm, sửa chữa theo kế hoạch được duyệt. Như vậy, so với cơ chế quản lý chi thường xuyên quy định tại Quyết định số 109/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì việc loại bỏ nội dung chi đoàn ra, đoàn vào ra khỏi nội dung chi thường xuyên của ngành Hải quan đã làm mất đi tính chủ động trong việc điều hành nguồn kinh phí chi thường xuyên của ngành Hải quan vì khi nội dung chi đoàn ra, đoàn vào được quy định trong nhóm chi không thường xuyên thì ngành Hải quan không được sử dụng kinh phí tiết kiệm từ 2 nội dung chi này để chi sử dụng cho các nội dung chi như nguồn kinh phí thường xuyên.
b. Giai đoạn 2009 – 2010:
* Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 63/2009/QĐ-TTg ngày 20/4/2009 về cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với ngành Hải quan năm 2009 và năm 2010. Nội dung cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN được quy định như sau:
Kinh phí đảm bảo hoạt động được xác định là 1,6% trên dự toán thu được Quốc hội thông qua, bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng. Trong đó, chi ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá ngành đảm bảo mức tối thiểu là 9% trên tổng số chi thường xuyên; chi đầu tư xây dựng đảm bảo mức tối thiểu là 10% trên dự toán chi hàng hàng năm được duyệt.
Kinh phí chi thường xuyên bao gồm các nội dung sau:
- Chi thanh toán cá nhân (bao gồm cả chi tăng lương, chi thuê khoán công việc và hợp đồng lao động thuê ngoài). Mức chi tiền lương bình quân toàn ngành không vượt quá 1,8 lần so với chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định.
- Chi quản lý hành chính và chi đảm bảo hoạt động nghiệp ỵu chuyên môn, gồm:
+ Chi các khoản dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin truyền thông, liên lạc, hội nghị, chi công tác phí, chi thuê mướn và một số khoản chi khác theo quy định
+ Chi tuyên truyền các chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật Nhà nước về thuế và hoạt động hải quan
+ Chi các nghiệp vụ đặc thù về chống buôn lậu, chi mua vật tư, ấn chỉ và các khoản chi nghiệp vụ đặc thù khác.
+ Chi kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn các hành vi trốn lậu thuế và vi phạm pháp luật về thuế, hải quan.
+ Chi phối hợp công tác để thực hiện nhiệm vụ của ngành Hải quan. + Chi bồi thường thiệt hại cho tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
+ Chi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức theo chương trình, kế hoạch của ngành Hải quan.
+ Chi mua sắm sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Chi ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá ngành theo chương trình kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Chi đoàn đi công tác nước ngoài; chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam.
+ Chi hỗ trợ công tác điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức trong hệ thống hải quan.
+ Các hoạt động chi thường xuyên khác.
- Thực hiện các chương trình, dự án theo nhiệm vụ chung của toàn ngành tài chính trong đó có phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của ngành Hải quan như dự án hạ tầng truyền thông thống nhất ngành tài chính, dự án cơ sở dữ liệu ngành tài chính, dự án trung tâm công nghệ thông tin và dự phòng
thảm hoạ, dự án đầo tạo chuyên sâu tin học ngành tài chính và các chương trình dự án khác.
Hàng năm, số kinh phí tiết kiệm được từ chi thường xuyên, ngành Hải quan được sử dụng cho các nội dung sau:
- Bố trí cho các công trình đầu tư xây dựng và hiện đại hoá ngành. - Trích quỹ ổn định thu nhập để đảm bảo ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức ngành Hải quan do những nguyên nhân khách quan làm giảm thu nhập; hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo hoặc những trường hợp đặc biệt khác. Mức trích lập do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.
- Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức bìn quân toàn ngành tối đa không quá 0,2 lần mức tiền lương chung do Nhà nước quy định.
- Chi khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành có thành tích đóng góp hỗ trợ cho hoạt động Hải quan, chi phúc lợi tập thể. Mức chi khen thưởng, phúc lợi tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực hiện trong năm.
- Trợ cấp thêm ngaòi chính sách chung cho những người tự nguyện về nghỉ chế độ trong quá trình sắp xếp tổ chức lại lao động; chi hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan.
- Chi hỗ trợ các hoạt động đoàn thể của ngành Hải quan.
- Số kinh phí còn lại sau khi đã sử dụng cho các nội dung trên, ngành Hải quan được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
Như vậy, cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN của ngành Hải quan giai đoạn 2009 – 2010 có một số điểm khác biệt so với cơ chế quản lý chi thường NSNN giai đoạn 2005 – 2008. Đó là trong cơ cầu chi thường xuyên, Chính phủ yêu cầu phân bổ tối thiểu 9% kinh phí cho việc ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá ngành theo chương trình kế hoạch được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Trong khi đó, giai đoạn 2005 – 2008, chi ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hoá ngành không có trong cơ cấu chi thường xuyên. Mặt khác, cơ chế giai đoạn 2009 – 2010 quy định việc sử dụng kinh phí tiết kiệm để chi bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức được quy định tối đa không quá 0,2 lần. Trong khi đó, cơ chế quản lý chi thường NSNN giai đoạn 2005 – 2008 quy định mức chi bổ sung thu nhập do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định. Thực tế thì ngành Hải quan đã chi đến mức 0,5 lần (số liệu cụ thể sẽ được phân tích sau). Một điểm khác biệt nữa là cơ chế quản lý chi thường xuyên giai đoạn 2009 – 2010 quy định kinh phí tiết kiệm không được trích lập quỹ phát triển hoạt động như giai đoạn 2005 – 2008. Nguyên nhân đến cuối năm 2008, toàn ngành Hải quan có số dư trích lập quỹ phát triển hoạt động là 17,55 tỷ đồng nhưng không có nhu cầu sử dụng. Do vậy, trong giai đoạn 2009 – 2010, Bộ Tài chính đã chủ động trình Thủ tướng Chính trong cơ chế quản lý chi thường xuyên giai đoạn 2009 – 2010 không trích lập thêm quỹ phát hoạt động nữa.
* Căn cứ Quyết định số 63/2009/QĐ-TTg nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 117/2009/TT-BTC ngày 05/6/2009 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 63/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 1641/QĐ-BTC ngày 03/7/2009 về việc ban hành quy chế quản lý tài chính và biên chế ngành Hải quan năm 2009 và năm 2010.
Nội dung cơ chế chi thường xuyên NSNN tương tự như nội dung quy định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Bộ Tài chính quy định cụ thể mức trích lập quỹ ổn định thu nhập tối đa 5% kinh phí tiết kiệm và đảm bảo quỹ ổn định thu nhập bằng 03 tháng lương, tiền công, thu nhập thực tế thực hiện