ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỔNG CỤC HẢ

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 71 - 72)

- Mua sắm, sửa chữa tài sản,

NHÀ NƯỚC TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN

3.1. ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỔNG CỤC HẢ

THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN TRONG THỜI GIAN TỚI

Có thể nói trong thời gian qua, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong ngành Hải quan đã đi vào nền nếp và có hiệu quả, tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc sử dụng kinh phí, tạo nguồn lực để triển khai cải cách hiện đại hóa công tác quản lý hải quan, góp phần quan trọng hoàn thành các nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Tuy nhiên, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong ngành Hải quan cũng còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế và là một trong những nguyên nhân giảm hiệu quả quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Xuất phát từ thực trạng cũng như khó khăn, hạn chế trong việc thực thi cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong ngành Hải quan, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển tổng quát cũng như cụ thể của ngành đòi hỏi công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước phải được tăng cường mạnh mẽ, để ngân sách nhà nước thực sự trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, được sử dụng một cách có hiệu quả và tiết kiệm nhất.

Bên cạnh đó, bước vào hội nhập và đổi mới, chúng ta đang thực hiện cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực trong đó tài chính công cũng phải được thay đổi mạnh mẽ về tư duy. Tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước thực chất là cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính công, điều này phù hợp với tư duy quản lý tiến bộ hơn và góp phần cho công cuộc cải cách hành chính đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.

Do vậy, công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ngành Hải quan trong thời gian tới cần được tăng cường theo những định hướng cơ bản sau:

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà

nước, định mức chi tiêu nội bộ đồng bộ, kịp thời, phù hợp với chính sách, chế độ, định mức chi của Nhà nước và của Bộ Tài chính.

Thứ hai, bố trí kinh phí đảm bảo kịp thời, đầy đủ phù hợp với yêu

cầu, khả năng triển khai của đơn vị góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành. Sử dụng ngân sách nhà nước đúng quy định, có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ ba, xây dựng lực lượng làm công tác kế toán tài chính, công tác

mua sắm, đầu tư xây dựng... có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp.

Thứ tư, gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và từng cán bộ, công

chức trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đồng thời tạo quyền chủ động cho Thủ trưởng các đơn vị trong việc sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.

Thứ năm, gắn hiệu quả trong việc quản lý chi thường xuyên NSNN

theo kết quả đầu ra.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w