Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 69 - 71)

- Mua sắm, sửa chữa tài sản,

5 Chi hỗ trợ giải quyết

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác tài

chính, kế toán, quản lý chi ngân sách ngành Hải quan còn hạn chế. Do đặc thù của ngành Hải quan là cán bộ, công chức tại các đơn vị thường xuyên luân chuyển, thông thường mỗi cán bộ hải quan công tác tại Cục Hải quan địa phương sau thời gian công tác tại một ví trí từ 03 đến 05 năm sẽ được luân chuyển sang vị trí mới. Do vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính tại các đơn vị chưa thực sự chuyên sâu, chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn trong công tác và chưa được Thủ trưởng đơn vị quan tâm chú trọng. Vì vậy, cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý tài chính còn gặp nhiều lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện.

Khối lượng công việc ngày càng tăng trong khi đó biên chế được bổ sung hầu như rất hạn chế. Do vậy, các chuyên viên chuyên quản không có thời gian để được đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hơn nữa, các khoá đào tạo thường ngắn ngày nên lượng kiến thức cập nhật, bổ sung chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Thứ hai, Thủ trưởng các đơn vị dự toán chưa thực sự quan tâm đến quản

lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Nhiệm vụ chính của Ngành là thực hiện thu thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, do vậy, Thủ trưởng các đơn vị chủ yếu tập trung điều hành mảng thu ngân sách, công tác chi chỉ là hậu cần phục vụ

nhiệm vụ chính trị chung của Ngành.

Bên cạnh đó, sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo các cấp trong Ngành đối với công tác lập kế hoạch, triển khai các nhiệm vụ chi và đến công tác kế hoạch tài chính còn hạn chế. Có lúc sự chỉ đạo còn bị động, chưa thực sự linh hoạt. Chưa có định hướng rõ ràng và dài hạn cho các đơn vị trong quá trình triển khai các nhiệm vụ, trong quá trình lập dự toán và triển khai dự toán các nội dung chi thường xuyên còn nhiều thay đổi, điều chỉnh nhiều lần dẫn đến các đơn vị luôn bị động trong công tác triển khai thực hiện.

Thứ ba, các cấp quản lý chi ngân sách nhà nước chưa thực hiện việc

kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán; đơn vị dự toán chưa tự giác trong việc thực hiện tốt nguyên tắc công khai tài chính, dân chủ trong quản lý chi ngân sách nhà nước. Công tác kiểm tra thực tế tại các địa phương còn ít và không thường xuyên nên chưa giúp cho các đơn vị tháo gỡ những khó khăn vướng mắc kịp thời.

Thứ tư, chưa có hệ thống phần mềm theo dõi, quản lý thống nhất từ

khâu lập dự toán, thẩm định, phân bổ, giao dự toán đến khâu chấp hành dự toán và quyết toán chi ngân sách nhà nước. Hiện nay, ngành Hải quan mới áp dụng phần mềm kế toán do Bộ Tài chính xây dựng nhằm hỗ trợ kế toán trong việc hạch toán kế toán; các khâu còn lại trong quá trình quản lý chi ngân sách vẫn phải làm thủ công trên excel, chưa có phần mềm chuyên dụng nên nhiều nội dung chưa được quản lý, theo dõi đầy đủ, chính xác.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w