- Mua sắm, sửa chữa tài sản,
5 Chi hỗ trợ giải quyết
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn về chế độ, chính
sách định mức chi của Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chưa được xây dựng đầy đủ, đồng bộ và thường xuyên có sự điều chỉnh thay đổi gây ra khó khăn cho công tác tra cứu, áp dụng các văn bản này vào công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại các đơn vị. Bên cạnh đó các văn bản hướng dẫn thực hiện giữa các cấp chưa thống nhất, lại thay đổi thường xuyên, có những nội dung chưa phù hợp với thực tế dẫn đến cách hiểu và cách làm còn có sự khác nhau tại một số đơn vị, dẫn đến hiện tượng chi sai so với quy định hiện hành.
Thứ hai, thời gian xây dựng dự toán chưa phù hợp. Theo quy định, dự
toán chi ngân sách nhà nước năm kế hoạch phải được lập và báo cáo cấp trên từ tháng 4 của năm trước trong khi đến tháng 5 của năm trước Bộ Tài chính mới giao hết dự toán của năm đó. Do vậy, các đơn vị dự toán chưa thể đánh giá đầy đủ tình hình thực hiện của năm trước để có căn cứ thực tiễn và khoa học cho xây dựng dự toán năm sau nên dự toán chi ngân sách nhà nước năm sau lập thiếu căn cứ và thường không chính xác dẫn đến trong năm thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung dự toán nhiều lần.
Thứ ba, việc thẩm định, phê duyệt, giao dự toán và xét duyệt quyết
toán hàng năm cho Tổng cục Hải quan chưa kịp thời. Dự toán được giao chi tiết cho cả những nội dung không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tài chính theo phân cấp nên không tạo được tính chủ động trong điều hành ngân sách của Tổng cục Hải quan. Khi cần điều chỉnh dự toán giữa các nội dung đều phải báo cáo Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao và mất quyền tự chủ của ngành.