Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 66 - 68)

- Mua sắm, sửa chữa tài sản,

2.3.2.Những hạn chế, bất cập

5 Chi hỗ trợ giải quyết

2.3.2.Những hạn chế, bất cập

Bên cạnh những kết quả tích cực đáng ghi nhận thì khi triển khai thực hiện theo cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN, ngành Hải quan còn gặp một số khó khăn, hạn chế cần được tháo gỡ và khắc phục, đó là:

Thứ nhất, mặc dù ngành Hải quan đã thực hiện tinh giản biên chế, sắp

xếp tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng với quy mô, khối lượng công việc hàng năm tăng trên 20% nên tại hầu hết các đơn vị trong ngành đều có tình trạng cán bộ, công chức phải làm thêm giờ (quá 200 giờ/năm), nhất là tại các cửa khẩu, khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng không bố trí được thời gian nghỉ bù, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động, chưa phù hợp với quy định của Bộ Luật lao động.

Thứ hai, về trình độ của cán bộ công chức còn nhiều bất cập, mặc dù

trong những năm gần đây ngành Hải quan đã đầu tư kinh phí đáng kể cho công tác đào tạo, vì vậy trình độ cán bộ, công chức đã được nâng lên rõ rệt (tính đến 32/12/2009, cán bộ, công chức có trình độ đại học trở lên chiếm

78% trong tổng số biên chế của ngành). Tuy nhiên ngành mới chỉ tập trung đầu tư vào một số lĩnh vực đào tạo đại học, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học...mà chưa chú trọng đến các khâu đào tạo nghiệp vụ. Đặc biệt là trong điều kiện ngành đang được đầu tư hàng loạt trang thiết bị hiện đại như máy soi, máy ngửi, máy phân tích phân loại, thiết bị kiểm tra giám sát hàng hoá, tàu cáo tốc... nhưng cán bộ chưa được trang bị kiến thức đầy đủ để sử dụng và vận hành, việc sử dụng và vận hành các thiết bị này hiện nay chủ yếu do cán bộ từ mày mò, nghiên cứu tài liệu và học hỏi lẫn nhau nên việc khai thác thiết bị chưa đạt hiệu quả cao. Khó khăn của ngành là hiện nay các cơ sở đạo tạo trong nước chưa đáp ứng được yêu đào tạo đối với một số lĩnh vưc đăc thù của ngành. Việc đào tạo vận hành và sử dụng các thiết bị chuyên dụng phải gửi đi học ở nước ngoài. Muốn vậy cần một lượng kinh phí lớn mà với mức kinh phí được giao hàng năm cho ngành hiện nay chưa thể đáp ứng được.

Thứ ba, tiền lương cho cán bộ công chức mặc dù đã được nâng lên do

thực hiện khoán, nhưng đời sống thực tế của cán bộ công chức chưa được nâng cao và còn nhiều khó khăn do tình hình bão giá hiện nay, mức lương còn thấp hơn một số ngành như: ngân hàng, bảo hiểm, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,... Do vậy, chưa thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao vào ngành nhất là các nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, xây dựng cơ bản....

Thứ tư, chất lượng công tác lập dự toán và công tác kế hoạch hóa chưa

cao. Công tác lập dự toán và công tác kế hoạch hóa ở các đơn vị dự toán cấp III thuộc Tổng cục Hải quan chưa được chú trọng và quân tâm đúng mức, dự toán được lập chưa sát với nhiệm vụ, tình hình triển khai thực tế tại các đơn vị, phải thường xuyên điều chỉnh, bổ sung dự toán mất nhiều thời gian, nhân lực, thiếu tính chủ động trong việc cân đối, điều hành ngân sách.

trạng sai sót, việc thiếu kiểm soát chặt chẽ trong khâu kiểm tra, kiểm soát chứng từ chi tiêu vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị, từ đó dẫn tới chi sai chế độ, định mức, làm ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.

Công tác xét duyệt quyết toán chi ngân sách còn nhiều hạn chế như: thiếu cán bộ có kinh nghiệm trong việc xét duyệt, các nội dung chi từ nguồn kinh phí khác thường chấp nhận theo số đề nghị của đơn vị; nhiều khoản chi sai chế độ chưa được phát hiện.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 66 - 68)