Đối với Lãnh đạo Tổng cục Hải quan

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 85 - 90)

- Mua sắm, sửa chữa tài sản,

NHÀ NƯỚC TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN

3.3.4. Đối với Lãnh đạo Tổng cục Hải quan

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, ngành Hải quan đã thực hiện đổi mới toàn diện để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài. Ngành Hải quan đã đầu tư nhiều máy móc hiện đại có giá trị lớn, thực hiện đổi mới nhiều quy trình nghiệp vụ theo thông lệ quốc tế để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về lĩnh vực Hải quan làm cho tổng số chi ngân sách nhà nước ngày càng lớn và nhiệm vụ quản lý chi ngân sách nhà nước trong Ngành ngày càng nặng nề hơn.

Mặt khác, thực hiện yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan hành chính nhà nước của Chính phủ; tập trung kinh phí cho công tác hiện đại hoá cơ sở vật chất để nâng cao hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hoá công nghệ quản lý Hải quan nhằm thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ nhà nước giao, đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với ngành Hải quan là phải không ngừng nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở tất cả các cấp trong ngành Hải quan.

Trên cơ sở đó, với việc sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, gắn liền cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn “Một số giải pháp đổi mới

công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Tổng cục Hải quan” đã hoàn

thành với một số nội dung chính như sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá lý thuyết về quản lý chi ngân sách nhà nước tại

các cơ quan hành chính nhà nước như: khái niệm, nội dung, đặc điểm chi ngân sách nhà nhà nước; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước, các yếu tố ảnh hưởng quản lý chi ngân sách nhà nước....

Thứ hai, trên cơ sở lý luận, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng

biên chế áp dụng trong ngành Hải quan từ năm 2006 đến 2010. Chỉ ra những ưu, nhược điểm cũng như nguyên nhân làm giảm hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành Hải quan.

Thứ ba, từ những hạn chế, nguyên nhân kém hiệu quả quản lý chi ngân

sách nhà nước và định hướng đổi quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành Hải quan, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đưa một số giải pháp và kiến nghị mang tính khả thi nhằm đổi mới công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong ngành hải quan.

Nghiên cứu về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước là một lĩnh vực rộng và phức tạp. Tôi đã cố gắng đề cấp đến những vấn đề cơ bản nhất, hình thành nên một bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước nói chung trong đó có công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại Tổng cục Hải quan. Song, do hạn chế về thời gian và khuôn khổ của luận văn nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng bản luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các thầy cô và bạn đọc quan tâm đến vấn đề này để luận văn có thể tiếp tục được hoàn thiện, đem lại hiệu quả cao hơn về lý luận và thực tiễn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Trường Giang đã giúp tôi hoàn thành bản luận văn này.

Chi thường xuyên NSNN phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao chất lượng phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tăng cường công tác đối ngoại; đồng thời phải bảo đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ KSC thường xuyên NSNN theo đúng Luật NSNN, bảo đảm tất cả các khoản chi thường xuyên

NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế KSC thường xuyên NSNN cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân sách chi theo dự toán, tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động, khoán chi đối với đơn vị khoán.

Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành ngân sách. Cần làm cho các cơ quan đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Đặc biệt là phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN. Theo cơ chế hiện hành, chi tiêu thường xuyên NSNN, vai trò chuẩn chi thường xuyên NSNN là Thủ thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN và những người được uỷ quyền. KBNN đóng vai trò KSC có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chi phải theo đúng chế độ tiêu, chuẩn định mức được cấp có thẩm quyền quy định và có đầy đủ hồ sơ chứng từ. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải phân định trách nhiệm giữa người chuẩn chi và người kiểm tra, KSC trong quá trình chi tiêu NSNN.

Quyết định, phân bổ, quản lý và kế toán dự toán chi thường xuyên NSNN: cải tiến về nội dung, quy trình lập, duyệt và phân bổ dự toán NSNN, bảo đảm tính chính xác, chi tiết, đầy đủ, kịp thời. Dự toán NSNN đã được phê duyệt phải là căn cứ pháp lý quan trọng để KBNN tiến hành kiểm tra, kiểm soát quá trình chấp hành của các đơn vị sử dụng NSNN. KBNN phải thực hiện kế toán chính xác và đầy đủ dự toán NSNN được duyệt từ khâu quyết định đến khâu phân bổ dự toán, sao cho ở bất cứ thời điểm nào ngành KBNN cũng phải có đầy đủ số liệu, tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN.

Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN với tư cách là cơ quan quản lý ngân quỹ quốc gia và sẽ là tổng kế toán quốc gia. KBNN phải làm nhiệm vụ quản lý và hạch toán toàn bộ tài sản, lập báo cáo và quyết toán ngân sách quốc gia. Để làm tốt các nhiệm vụ này, cần phải đổi mới và tổ chức lại bộ máy kế toán ngân sách theo hướng: Kế toán viên tại các đơn vị dự toán phải chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của KBNN; thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu chi NSNN một cách khách quan, độc lập với người chuẩn chi. Thực hiện cơ chế này nhằm mục đích tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát của kế toán KBNN đối với người chuẩn chi, đồng thời đề cao trách nhiệm của người chuẩn chi khi ra lệnh thực hiện các khoản chi tiêu đó. Mặt khác, hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN, làm cho kế toán NSNN thực sự là một phương tiện để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc sử dụng ngân quỹ nhà nước. Điều này đòi hỏi phải xác định rõ đối tượng kế toán KBNN. Toàn bộ số quyết toán nhập, xuất quỹ NSNN do KBNN thực hiện được so sánh, đối chiếu với các ngành, các cấp chi NSNN. Từ đó bảo đảm cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin cần thiết cho công tác quản lý quỹ NSNN của Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương. Công tác hạch toán, kế toán quỹ NSNN được tập trung vào một đầu mối và do KBNN đảm nhiệm. Luật NSNN (sửa đổi) đã quy định KBNN tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, hạch toán NSNN, định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán NSNN cho cơ quan Nhà nước và cơ quan Tài chính cùng cấp. Quá trình hình thành tổng kế toán quốc gia sẽ được chia làm hai giai đoạn: một là, giai đoạn hợp nhất kế toán ngân sách và kế toán Kho bạc; hai là, giai đoạn thiết lập tổng kế toán quốc gia.

Có quy định cụ thể hơn về sử dụng số vượt thu NSNN để chi thường xuyên ngân sách trong những ngày cuối năm ngân sách, sao cho khi bổ sung chi phải có đủ thời gian để hoàn thành hồ sơ chứng từ theo đúng chế độ quy định, đảm bảo chi có hiệu quả.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên của ngân sách nhà nước tại tổng cục hải quan (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w