Mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ-Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trang 31 - 33)

9. Cấu trúc luận văn

1.5. Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển nănglực học sin hở trường

1.5.1. Mục tiêu dạy học

Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hồ về thể chất và

tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT năm 2018, mục tiêu dạy học theo chương trình GDPT 2018, học sinh cần đạt phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù như sau:

- 5 phẩm chất cần phát triển cho học sinh

Yêu nước: Đây là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, được xây dựng và bồi đắp qua các thời kỳ từ khi ông cha ta dựng nước và giữ nước. Tình yêu đất nước được thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những điều thiêng liêng đó.

Nhân ái: Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt; cảm thơng, độ lượng và sẵn lịng giúp đỡ người khác.

Chăm chỉ: Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia cơng việc chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công lớn lao trong tương lai.

Trung thực: Dù một người có giỏi đến đâu mà thiếu đi đức tính này thì vẫn là kẻ vơ dụng.. Bởi thế nên ngay từ nhỏ, các học sinh cần được rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.

Trách nhiệm: Chỉ khi một người có trách nhiệm với những gì mình làm thì đó mới là khi họ trưởng thành và biết cống hiến sức mình cho một xã hội tốt đẹp hơn

- 10 năng lực cần phát triển cho học sinh được chia ra thành 2 nhóm năng lực chính là năng lực chung và năng lực chuyên môn.

+ Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp. Các năng lực này được hình thành và phát triển dựa trên bản năng di

truyền của con người, quá trình giáo dục và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Nhưng năng lực chung sẽ được nhà trường và giáo viên giúp các em học sinh phát triển trong chương trình giáo dục phổ thơng là:

Tự chủ và tự học

Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.

Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để.

Năng lực chuyên môn là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, cơng việc hoặc tình huống, mơi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động. Đây cũng được xem như một năng khiếu, giúp các em mở rộng và phát huy bản thân mình nhiều hơn. Các năng lực chun mơn được rèn luyện và phát triển trong chương trình giáo dục phổ thơng mới là: Ngơn ngữ; Tính tốn; Tin học; Thể chất; Thẩm mỹ; Cơng nghệ; Tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ-Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trang 31 - 33)