.Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ-Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trang 98)

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Xác định mức độ cần thiết và khả thi của mỗi biện pháp đề xuất. Phân tích đánh giá kết quả đó, rút ra những kết luận khoa học, từ đó vận dụng sáng tạo vào cơng tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của hiệu trưởng trường tiểu học Nam Thành Công quận Đống Đa, Hà Nội.

3.4.2. Nội dung và cách tiến hành

Để khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, đề tài đã tổ chức điều tra 125 đối tượng (trong đó có Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng TCM và GV trường Tiểu học Nam Thành Công) và thu về 125 phiếu hợp lệ.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

3.4.3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.14 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp

T T Biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết % % % 1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

20.80 72.80 6.40

2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới phương pháp, hoạt động tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

18.40 74.40 7.20

3

Đổi mới quản lý tổ chuyên môn trong hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

19.20 71.20 9.60

4

Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng phát triển năng lực học sinh

17.60 72.00 10.40

5

Tăng cường quản lý sử dụng thiết bị dạy học, hiệu quả hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Qua khảo nghiệm, ở Bảng 3.1, tất cả các ý kiến đều cho rằng 05 biện pháp nêu trên là cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo của trường tiểu học Nam Thành Cơng, quận Đống Đa, Hà Nội, trong đó:

Biện pháp 2

Đánh giá lại tính cần thiết theo số liệu của bảng.

Điều đó cho thấy, các CBQL, GV đã nhận biết được tầm quan trọng của khai thác thiết bị dạy học nhằm đáp ứng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong việc quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

T

T Biện pháp

Mức độ khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

23 18.40 93 74.40 9 7.20

2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới phương pháp, hoạt động tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

19 15.20 92 73.60 14 11.20

3

Đổi mới quản lý tổ chuyên môn trong hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

21 16.80 94 75.20 10 8.00

4

Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng phát triển năng lực học sinh

20 16.00 95 76.00 10 8.00

5

Tăng cường quản lý sử dụng thiết bị dạy học, hiệu quả hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Bảng 3.2 cho thấy 05 biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Được CBQL và GV đánh giá khá cao về mức độ khả thi. Cụ thể như sau:

Đánh giá lại từng biện pháp theo tỉ lệ %: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Như vậy, thông qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, cho thấy tất cả 5 biện pháp điều rất cần thiết và khả thi.

BP 1 BP 2 BP 3 BP 4 BP 5 2.40 2.45 2.50 2.55 2.60 2.65 2.70 2.75 2.68 2.73 2.60 2.67 2.71 2.68 2.62 2.52 2.66 2.61 Tính cần thiết Tính khả thi Vẽ lại

Biểu đồ 3.1 Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp Biểu đồ 3.2 Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học Nam Thành Công quận Đống Đa thành phố Hà Nội, luận văn đưa ra 05 biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, như sau:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, tập trung bồi dưỡng đổi mới phương pháp, hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

- Đổi mới quản lý tổ chuyên môn trong hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

- Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng phát triển năng lực học sinh

- Tăng cường quản lý sử dụng thiết bị dạy học, đáp ứng hiệu quả hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tính cần thiết và khả thi cao. Nếu được thực hiện đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực và lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lục ở các trường Tiểu học, bao gồm một số vấn đề như: Tổng quan nghiên cứu vấn đề; Các khái niệm cơ bản; Lý luận về hoạt động dạy học theo chương trình GDPT 2018; Nội dung quản lý hoạt động dạy học theo chương trình GDPT 2018 định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường tiểu học; Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo chương trình GDPT 2018 định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường tiểu học;

1.2. Về thực trạng: Qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy và quản lý hoạt động dạy học theo chương trình GDPT 2018 hướng PTNL cho học sinh trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, thu được một số kết quả sau:

- Thực trạng hoạt động dạy học theo chương trình GDPT 2018 ở trường tiểu học đã đạt được những kết quả nhất định cả từ góc độ nhận thức đến thực hiện. Đội ngũ CBQL, GV đều ý thức được hoạt động dạy học theo chương trình GDPT 2018 rất quan trọng; Tuy vậy, xét trên yêu cầu và các tiêu chí của hoạt động dạy học theo chương trình GDPT 2018 thì các trường thu được kết quả rất hạn chế.

- Tuy nhiên, thực trạng các nội dung quản lý hoạt động dạy học theo hướng PTNL cho học sinh đã bộc lộ một số hạn chế,… các hoạt động quản lý này qua kết quả khảo sát chỉ dừng lại ở mức độ trung bình-khá, do nhiều nguyên nhân, khách quan lẫn chủ quan khác nhau.

1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học Nam Thành Công quận

Đống Đa thành phố Hà Nội, có thể đưa ra 5 biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ở trường Tiểu học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, như sau:

- Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

- Quản lý tổ chuyên môn trong hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

- Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng phát triển năng lực học sinh

- Tăng cường quản lý sử dụng thiết bị dạy học, đáp ứng hiệu quả hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tính cần thiết và khả thi cao. Nếu được thực hiện đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ở trường tiểu học Nam Thành Công, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hoạt động dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

Xây dựng các chuẩn kiến thức kĩ năng phù hợp với việc kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh;

Tiếp tục đề nghị với cấp chính quyền tăng ngân sách dành cho giáo dục đặc biệt là cho việc xây dựng cơ sở vật chất thiết bị dạy học.

2.2. Đối với Quận ủy và UBND Quận Đống Đa

Cần có chính sách ưu đãi thích hợp, động viên khuyến khích giáo viên và cán bộ quản lý học tập nâng cao trình độ; Có những biện pháp tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hố giáo dục để huy động tồn dân tham gia và hỗ trợ cho giáo dục.

2.3. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo Đống Đa

Cần phối hợp với phịng nội vụ làm sớm cơng tác phân bổ giáo viên để tạo điều kiện cho giáo viên mới được bồi dưỡng nghiệp vụ trước khi đứng lớp. Nếu có thể giao quyền được tuyển chọn giáo viên và đình chỉ giáo viên khơng đáp ứng được yêu cầu dạy học cho Hiệu trưởng nhà trường; Cần có chính sách tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại cho các trường để đáp ứng với yêu cầu GD trong giai đoạn tới.

2.4. Đối với Hiệu trưởng trường Tiểu học

Nghiên cứu, tìm hiểu để nhận thức đúng đắn và đầy đủ yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực để có những biện pháp quản lý phù hợp, hiệu quả hơn; Cần tác động để mỗi thành viên trong nhà trường nhận thức một cách sâu sắc và đầy đủ ý nghĩa và tác dụng của dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; Không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn và năng lực quản lý nhà trường nói chung quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. A.G.Côvaliốp (1971), Tâm lý học cá nhân, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Sĩ Thu (2014), “Tổ chức dạy học phát triển

toàn diện năng lực cho thế hệ trẻ”, Tạp chí Giáo dục, số 347, tháng 12.

3. Đặng Quốc Bảo và Phạm Minh Mục (2015), “Năng lực và phát triển

năng lực cho học sinh”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 117, tháng 6.

4. Hồng Hịa Bình (2015), “Năng lực và cấu trúc của năng lực”, Tạp chí

Khoa học Giáo dục, số 117, tháng 6.

5. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và

quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam

6. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014), “Bước đầu tìm hiểu khái niệm đánh

giá theo năng lực và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh”, Tạp chí Khoa học ĐHSP TP. HCM, số 56.

7. Hồng Hịa Bình (2015), “Năng lực và cấu trúc của năng lực”, Tạp chí

Khoa học Giáo dục, số 117, tháng 6.

8.Nguyễn Thị Bình (Chủ biên, 2016), Hệ giá trị – mục tiêu phát triển nhân

cách người học của hệ thống giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam.

9.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT phê

duyệt Chương trình giáo dục phổ thông.

10. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý hoạt động sư phạm trong nhà

trường phổ thông. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

11. Chính phủ (2014), Nghị quyết 44 của Chính phủ về Chương trình hành

động thực hiện Nghị quyết 29

12. Chính phủ (2015), Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới

13. Chính phủ (2016), Quyết định số 1981/QĐ-TTg phê duyệt Khung cơ cấu

hệ thống giáo dục quốc dân.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc

lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Gisrll O. Martin-Kniep (2013), Tám đổi mới để trở thành người giáo

viên giỏi, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

16. Nguyễn Thu Hà (2014), “Giảng dạy theo năng lực và đánh giá theo

nănglực giáo dục: Một số vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí khoa học

ĐHQG Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 30, số 2.

17. Lê Thị Thu Hằng (2014), “Một số vấn đề quản lý đổi mới phương pháp

dạy học ở trường THPT trong bối cảnh thay đổi”, Tạp chí Giáo dục, số

338, tháng 7.

18. Trần Thị Hoài, Phạm Văn Phong (2005), “Quản lý hoạt động kiểm tra,

đánh giá theo tiếp cận đánh giá năng lực người học”, Tạp chí Giáo dục,

số 351, tháng 2.

19. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2014), Tiếp cận năng lực trong đánh giá giáo

dục, ĐHSP Hà Nội.

20. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo

dục. Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

21. Nguyễn Công Khanh, chủ biên (2014), Kiểm tra, đánh giá trong giáo

dục, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Trọng Hậu - Nguyễn

Quốc Chí - Nguyễn Sĩ Thư (2012), Quản lý giáo dục, Một số vấn đề lí

luận và thực tiễn. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

23. Đỗ Thị Tố Nga (2019), “Quản lý dạy học theo định hướng phát triển

năng lực học sinh ở các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Học viện KHXH – Viện

24. Nguyễn Thị Lan Phương (2014), “Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

ở trường phổ thông”, Tạp Khoa học Giáo dục, số 112, tháng 1.

25. Nguyễn Văn Phương (2014), “Các hình thức tổ chức hoạt động sáng

tạo của học sinh trong dạy học ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, số

330, tháng 3.

26. Lương Việt Thái (2012), Một số vấn đề về chương trình theo định

hướng phát triển năng lực học sinh và việc vận dụng cho phát triển chương trình GDPT sau 2015, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hướng tới đổi mới nền giáo dục Việt Nam”, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Viện Khoa

học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

27. Đỗ Ngọc Thống (2011), “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng

theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 76,

tháng 5.

28. Trần Quốc Thành (2007), Khoa học quản lý (Đề cương bài giảng dành

cho học viên cao học chuyên ngành QLGD), Đại học sư phạm Hà Nội.

29. Đỗ Ngọc Thống (2011), “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng theo

hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 76, tháng 5.

30. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2015), “Đổi mới đánh giá trong đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số

122, tháng 11.

31. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2016), “Bài toán đổi mới đánh giá người học

trong giáo dục theo tiếp cận năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số

126, tháng 3.

32. Nguyễn Quang Uẩn, chủ biên (2007), Tâm lý học đại cương, Nxb

ĐHQG Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ-Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trang 98)