Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ-Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trang 85 - 97)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.1.Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển nănglực

3.2.1.Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của

hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò, nhiệm vụ dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường.

Giúp CBQL, GV có nhận thức đúng đắn, sâu sắc về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp

Đối với cán bộ quản lý: Đầu năm học Hiệu trưởng lên kế hoạch, tổ chức chỉ đạo cán bộ, giáo viên nghiên cứu đầy đủ các văn bản, chỉ thị những quy định hướng dẫn của Bộ, của Sở, của phòng Giáo dục về định hướng dạy học phát triển năng lực học sinh. Lập kế hoạch cụ thể trong việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực; Mời chuyên viên, của Bộ, Sở GD&ĐT, tác giả tham gia viết sách giáo khoa về tập huấn, giải đáp những vướng mắc, khó khăn trong chương trình giúp giáo viên nắm vững nội dung chương trình, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên; Tham gia học hỏi các trường chuẩn quốc gia. Tham gia học hỏi các điển hình tiên tiến biết rút kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm của các trường tiên tiến, áp dụng hiệu quả vào công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực của trường mình.

Đối với đội ngũ giáo viên: Trong nhà trường giáo viên là lực lượng chính trong cơng tác dạy học. Giáo viên là người trực tiếp tạo ra sản phẩm của dạy học. Vì vậy đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Hiệu trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu thảo luận trong hội đồng sư phạm nhà trường, các tổ chun mơn, đồn thể. Trên cơ sở được hoạt động nghiên cứu giáo viên được tranh luận, trao đổi hình thành thái độ tình cảm, tăng thêm nhận thức và trách nhiệm dạy học của mình với việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Phối

hợp với cơng đồn, Chi đồn giáo viên tuyên dương, nhân rộng điển hình giáo viên thực hiện tốt dạy học theo định hướng phát triển năng lực.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường cụ thể hóa các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà Nước; nhiệm vụ của ngành học, bậc học, kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh bằng từng công việc cụ thể, gắn liền với mỗi cá nhân trong nhà trường. Có kế hoạch phối hợp giữa các lực lượng giáo dục về tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về dạy học theo định hướng phát triển năng lực; Có kinh phí để tổ chức các buổi tun truyền, tập huấn.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực HS

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

- Xây dựng đội ngũ giáo viên có đầy đủ phẩm chất, năng lực nghề nghiệp và giàu lịng u nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc và có ý thức phấn đấu trở thành giáo viên giỏi toàn diện về năng lực , phẩm chất, đáp ứng được những yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

- Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, giúp nâng cao trình độ đội ngũ GV học tập thường xuyên để cập nhật kiến thức, nghiệp vụ sư phạm, nâng cao năng lực giảng dạy, năng lực giáo dục và những năng lực khác… theo yêu cầu của hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

3.2.2.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp

- Giúp cho ĐNGV nắm được các khâu chính của hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực HS từ xác định mục tiêu, thiết kế bài dạy, tổ chức bài dạy và PP KTĐG HS định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Giúp GV xác định được mục tiêu giáo dục dạy học định hướng phát triển năng lực, đó là sự kết hợp hài hịa sự phát triển của tự do cá nhân với sứ

mệnh đào tạo nhân lực phục vụ xã hội.

- Bồi dưỡng năng lực hoạt động thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Như vậy, việc thiết kế bài học là khâu quyết định đến kết quả dạy học. Nhưng hiện nay GV chưa thật sự nhận biết được sự khác biệt giữa một bài học phát triển năng lực và một bài học thông thường.

- Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động nghiên cứu bài học cho GV. Giúp GV hiểu biết và vận dụng được các PP và HTTC dạy học tích cực. Đặc biệt là cách tác động đến HS sao cho các em chủ động, tích cực tự tìm tịi khám phá kiến thức hoặc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn dưới sự điều khiển, điều chỉnh của GV để thực hiện nhiệm vụ học tập hiệu quả.

- Bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và khả năng vận dụng các PP và hình thức kiểm tra, đánh giá HS. Giúp GV nắm vững các hình thức kiểm tra, đánh giá trong dạy học phát triển năng lực.

Đối với biện pháp này cần thực hiện các công việc cụ thể sau:

- Tổ chức nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục, chỉ thị hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục, những yêu cầu đổi mới về nội dung, chương trình, PP dạy học… từ đó người Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Kế hoạch này được các tổ bộ môn và GV thực hiện một cách nghiêm túc. Các kế hoạch cần phải chỉ rõ: Phải nâng cao nhận thức chung, về đổi mới PP, việc tự học tự bồi dưỡng, đề xuất cử GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở, cần phải có kế hoạch phát triển đội ngũ cốt cán của nhà trường.

- Thơng báo, khuyến khích, động viên, và lựa chọn những GV có đủ khả năng, phẩm chất và điều kiện để cử đi học bậc cao hơn. Nhà trường cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho GV yên tâm tham gia hoạt động bồi dưỡng.

- Chú trọng và yêu cầu GV tích cực tham gia đầy đủ, nâng cao ý thức tham gia các lớp tập huấn, tham gia thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Cần triển khai nghiêm túc trang “trường học kết nối” và duy trì họp tổ chun mơn, các nhóm phải thường xun đóng góp ý kiến học tập lẫn nhau nhằm mục đích nâng cao kiến thức PPDH.

- Phân công GV giàu kinh nghiệm giảng dạy, hướng dẫn kèm cặp, giúp đỡ GV mới ra trường và GV cịn trẻ chưa có kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy. Duy trì thường xuyên hoạt động dự giờ và đặc biệt là phải tổ chức nhận xét nghiêm túc rút kinh nghiệm từ giờ dạy của GV để tìm ra được PP hay cho từng bài dạy.

- Triển khai tìm hiểu viết và vận dụng những sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao. Thường xuyên tổ chức thi GV giỏi cấp trường vào các đợt hội giảng nhân ngày 20/11 và 26/3 để có nguồn tham gia thi GV giỏi cấp Quận, cấp Thành phố.

- Thường xuyên tổ chức cho GV đi tham quan học tập các trường có chất lượng hàng đầu trong thành phố và các tỉnh bạn về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Tăng cường hoạt động tổ chức bồi dưỡng tại chỗ thông qua hoạt động nghiên cứu bài học ở tổ bộ môn, hoạt động tự học, sinh hoạt chuyên đề theo định kỳ.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần phải có kế hoạch bồi dưỡng GV cho từng giai đoạn cụ thể. Đối với bản thân mỗi GV cũng phải tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng và nhất là tự bồi dưỡng.

- Nhà trường cũng tạo điều kiện về thời gian, CSVC, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng GV.

- Xây dựng được tổ chun mơn thành một tổ chức nịng cốt trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV. Cần phát huy được vai trò của tổ trưởng tổ chuyên môn và đội ngũ GV cốt cán.

3.2.3. Đổi mới quản lý tổ chuyên môn trong hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Phát huy tốt vai trị tổ chun mơn trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh, trên cơ sở chương trình hiện hành.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của GV trong tổ chuyên môn về việc tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm trong hoạt động dạy học sáng tạo theo hướng phát triển năng lực học sinh. 3.2.3.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp

Hoạt động chun mơn của tổ chun mơn là một q trình các giáo viên tham gia vào các khâu từ chuẩn bị, thiết kế bài học sáng tạo dạy thể nghiệm, dự giờ, suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến về những gì đã diễn ra trong việc học của học sinh. Cần tạo cho giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn để học tập lẫn nhau, nâng cao năng lực chuyên môn. Cần cho giáo viên thấy được sinh hoạt chun mơn có mục đích chính là nâng cao chất lượng các bài học của học sinh. Để phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trên cơ sở chương trình hiện hành, hiệu trưởng cần: Quy định chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng: Căn cứ vào nội dung các hoạt động tổ chuyên môn, căn cứ vào trọng điểm của chương trình trong từng thời gian, hiệu trưởng chỉ đạo các tổ đi sâu vào nội dung cụ thể cho phù hợp. Chế độ hội họp thường là 2 lần/ tháng ở phịng hội đồng. Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng dự sinh hoạt chuyên môn lần lượt các khối trong tháng.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Hàng tháng, hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng họp các tổ trưởng chuyên môn, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực

hiện kế hoạch chuyên môn của nhà trường và kế hoạch của tổ chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực. Đồng thời yêu cầu các tổ trưởng chun mơn báo cáo tình hình giảng dạy của giáo viên, tình hình học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực trong phạm vi tổ quản lý.

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tập trung vào các hoạt động chủ yếu sau: Giúp giáo viên thực hiện tốt chương trình dạy học: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cần tổ chức cho giáo viên thảo luận những vấn đề mới và khó trong chương trình theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thống nhất những vấn đề trọng tâm; Tổ trưởng chuyên môn dự kiến những vấn đề có thể nảy sinh trong q trình thực hiện chương trình và dự kiến biện pháp giải quyết khả thi theo khả năng của giáo viên trong tổ chuyên mơn, những điều kiện kĩ thuật cần có đáp ứng dạy học theo định hướng phát triển năng lực;

- Tổ trưởng chuyên môn theo dõi việc thực hiện chương trình ở tổ chun mơn mình phụ trách, báo cáo đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của hiệu trưởng; Giúp giáo viên chuẩn bị bài dạy có chất lượng theo định hướng phát triển năng lực học sinh: Đầu năm học tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên trong tổ trao đổi những vấn đề liên quan đến chuẩn bị dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh để có định hướng chung sau đó tổng hợp báo cáo cho hiệu trưởng (hoặc phó hiệu trưởng) Trên cơ sở những yêu cầu chuẩn bị giờ lên lớp, tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên thảo luận kĩ các vấn đề cần thiết.

- Tổ chức cho giáo viên trao đổi các tài liệu tham khảo về dạy học theo định hướng phát triển năng lực; Tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng dạy học, nghiên cứu sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có trong nhà trường theo định hướng phát triển năng lực; Hàng tuần, tổ chuyên môn kiểm tra việc soạn bài của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực trong buổi sinh hoạt chun mơn (có báo cáo kết quả kiểm tra trong biên bản sinh hoạt

chuyên môn); Sau khi kiểm tra các thành viên trong tổ chun mơn phải có nhận xét, góp ý một cách cụ thể giúp giáo viên rút kinh nghiệm soạn bài tốt hơn. Giúp giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp: Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực vào các giờ dạy. Cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, các kĩ thuật dạy học tích cực: khăn trải bàn, sơ đồ tư duy, nhóm cộng tác...

- Tổ trưởng chun mơn xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ trong cả năm học căn cứ vào tình hình đội ngũ của tổ. Tổ chức việc dự giờ và phân tích sư phạm giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực của tổ. Động viên giáo viên đăng kí giờ dạy tốt theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Qua đó, tổ chức sơ kết, tổng kết và định hướng tiếp tục cải tiến hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh theo hướng phát triển năng lực: Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu hiểu rõ các qui định đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014 và Thông tư 22/2016 sửa đổi một số điều của thông tư 30/2014. Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra định kì của nhà trường.

- Tổ chức các buổi giao lưu, nhân rộng tấm gương điển hình. Tổ chức bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên tại tổ chuyên môn: Nội dung bồi dưỡng gồm những kiến thức liên quan đến đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, cách sử dụng có hiệu quả các đồ dùng học tập để phát triển năng lực học sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phát triển năng lực học sinh, cách đổi mới nhận xét đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực... Hình thức bồi dưỡng trong tổ chủ yếu là hội thảo, thao giảng chuyên đề, tự học tại tổ chuyên môn.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng lập kế hoạch và tổ chức các lực lượng giáo dục tiến hành kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn; Tổ trưởng chuyên môn cần phân công nhiệm vụ trong tổ rõ ràng; Các thành viên trong tổ cần nhận thức được trách nhiệm của mình trong tổ chun mơn. Ban lãnh đạo nhà trường cần thường xuyên động viên khen thưởng kịp thời các tổ chuyên môn thực hiện tốt.

3.2.4. Tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên theo hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh là chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ để thực hiện tốt cơng việc, tránh tình trạng giáo viên có những việc làm để đối phó với kiểm tra, đánh giá của nhà trường. Do đó, việc tiến hành sơ, tổng kết sau kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh để giáo viên thấy được ưu, nhược điểm, từ đó điều chỉnh kịp thời. Việc kiểm tra, đánh giá giúp phát hiện những khó khăn của giáo viên để có cách hỗ trợ cần thiết.

3.2.4.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp

Biện pháp tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh thực sự có vai trị quan trọng nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên. Thực tiễn cho thấy, kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ-Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh ở trường Tiểu học Nam Thành Công, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội (Trang 85 - 97)